XỬ GIÁM ĐỐC THẨM THEO THỦ TỤC MỚI – CƠ HỘI LỚN CHO NGƯỜI CÓ VIỆC RA TÒA
Trung tuần tháng 04/2017, VTV đưa tin: Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao họp xét xử thủ tục giám đốc thẩm 15 vụ án. Hình ảnh TV cho thấy: Các Thẩm phán mặc áo chùng viền đỏ ngồi quanh dãy bàn, ở giữa là bàn cho Thư ký, hai vị Đại diện Viện kiểm sát ngồi đối diện vị Thẩm phán Chủ tọa. Đặc biệt, cùng hàng với hai vị Đại diện Viện Kiểm sát, là một người mà chúng tôi đoán là Luật sư tham gia phiên tòa Giám đốc thẩm. Bản tin ba phút, hình ảnh thoáng qua, nhưng cho thấy thay đổi lịch sử của việc xét xử ở Việt Nam.
Việc xử một vụ án dân sự, hình sự, hành chính, kinh doanh thương mại ở Việt Nam tuân theo các thủ tục: Sơ thẩm – Phúc thẩm – Giám đốc thẩm – Tái thẩm. Người có việc ra Tòa không phục bản án Phúc thẩm thường có xu hướng đâm đơn đến Tòa Tối cao yêu cầu xử Giám đốc thẩm.
Trước đây, việc xử Giám đốc thẩm được quy định chưa thực sự chi tiết. Chúng tôi gọi việc xử Giám đốc thẩm của Tòa Tối cao là kiểu xử “ đóng cửa bảo nhau “. Phía Viện Kiểm sát không tham dự. Luật sư càng không được ngồi. Người ta đồn là chẳng xử gì hết. Cán bộ Tòa án xem xét, trình bày với Thẩm phán. Thẩm phán nghe, xem lại rồi nói qua hướng phán quyết. Cán bộ Tòa án viết án đưa lại Thẩm phán. Thẩm phán lại xem lại và ký. Một vị Thẩm phán được bàn giao phụ trách vụ đó ký, các vị Thẩm phán khác cơ bản cũng đồng ý và đặt bút ký theo. Án được in ra, đóng dấu quốc huy, báo cho người có việc ra Tòa.Sự thiếu minh bạch này lại dẫn tới lời đồn đại về những đường dây lật ngược bản án, rồi những vụ lật ngược ngoạn mục cỡ tiền tỷ của luật sư X, tay cò Y, làm một vụ giàu cả đời...
Giờ thì mọi việc khác trước. Phiên xử Giám đốc thẩm tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ. Phiên xử có thể được mở. Nếu không thì các cơ quan như Tòa án, Viện Kiểm sát phải có văn bản giải thích cho người yêu cầu Giám đốc thẩm biết dựa vào cơ sở nào họ bác yêu cầu Giám đốc thẩm. Tham gia có đại diện Viện Kiểm sát. Mấy vị đại diện này nhất định sẽ có ý kiến về thủ tục phiên xử. Thậm chí một số trường hợp phức tạp, Luật sư đương sự cũng được mời đến phiên xử và phát biểu quan điểm.
Nói riêng với loại vụ án dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 dành ra các điều từ 325 đến 350 quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục xử Giám đốc thẩm. Theo đó, căn cứ để người có việc ra Tòa được xem xét tại phiên Giám đốc thẩm vẫn cứ là có sai lầm nghiêm trọng tại các bản án trước đó. Tuy nhiên, thời hạn để được xử giám đốc thẩm là 05 năm ( thêm 02 năm so với trước ) kể từ ngày bản án bị cho là sai được tuyên. Vấn đề là trong 05 năm này, người yêu cầu Giám đốc thẩm phải thường xuyên có đơn yêu cầu. Ngoài đơn yêu cầu xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm, các bản án, người yêu cầu còn có thể nộp thêm các chứng cứ mới. Điều này nghĩa là ngay cả khi bị tuyên thua, người yêu cầu vẫn có đầy đủ cơ hội chứng minh như tại các phiên tòa trước đó. Luật sư của người yêu cầu Giám đốc thẩm có quyền xuất hiện tại phiên tòa Giám đốc thẩm để trình bày quan điểm.
Kinh nghiệm tham gia các phiên Giám đốc thẩm của chúng tôi cho thấy: Người có việc ra Tòa không nên nản chí. Cơ hội vẫn đầy đủ với họ. Để đơn yêu cầu Giám đốc thẩm được chấp nhận, họ nên làm đơn một cách mạch lạc. Trong đơn nên phân tích điểm sai của các bản án. Kèm theo đơn là các bản án và nhất là các chứng cứ có sắp xếp, giải trình. Tất cả các đơn có kèm hồ sơ Giám đốc thẩm chúng tôi làm cho khách hàng đều có đóng dấu “ Một sản phẩm dịch vụ “ của Văn phòng. Cán bộ Tòa án sẽ thấy và tin rằng hồ sơ đã được xử lý, các Luật sư cho rằng vụ việc có “ vấn đề “ và cần phải xem xét lại. Điều này tăng cơ hội được xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm của một bản án dân sự, cũng tức là tăng cơ hội chiến thắng cho người có việc ra Tòa.
Việc xử một vụ án dân sự, hình sự, hành chính, kinh doanh thương mại ở Việt Nam tuân theo các thủ tục: Sơ thẩm – Phúc thẩm – Giám đốc thẩm – Tái thẩm. Người có việc ra Tòa không phục bản án Phúc thẩm thường có xu hướng đâm đơn đến Tòa Tối cao yêu cầu xử Giám đốc thẩm.
Trước đây, việc xử Giám đốc thẩm được quy định chưa thực sự chi tiết. Chúng tôi gọi việc xử Giám đốc thẩm của Tòa Tối cao là kiểu xử “ đóng cửa bảo nhau “. Phía Viện Kiểm sát không tham dự. Luật sư càng không được ngồi. Người ta đồn là chẳng xử gì hết. Cán bộ Tòa án xem xét, trình bày với Thẩm phán. Thẩm phán nghe, xem lại rồi nói qua hướng phán quyết. Cán bộ Tòa án viết án đưa lại Thẩm phán. Thẩm phán lại xem lại và ký. Một vị Thẩm phán được bàn giao phụ trách vụ đó ký, các vị Thẩm phán khác cơ bản cũng đồng ý và đặt bút ký theo. Án được in ra, đóng dấu quốc huy, báo cho người có việc ra Tòa.Sự thiếu minh bạch này lại dẫn tới lời đồn đại về những đường dây lật ngược bản án, rồi những vụ lật ngược ngoạn mục cỡ tiền tỷ của luật sư X, tay cò Y, làm một vụ giàu cả đời...
Giờ thì mọi việc khác trước. Phiên xử Giám đốc thẩm tuân theo trình tự thủ tục chặt chẽ. Phiên xử có thể được mở. Nếu không thì các cơ quan như Tòa án, Viện Kiểm sát phải có văn bản giải thích cho người yêu cầu Giám đốc thẩm biết dựa vào cơ sở nào họ bác yêu cầu Giám đốc thẩm. Tham gia có đại diện Viện Kiểm sát. Mấy vị đại diện này nhất định sẽ có ý kiến về thủ tục phiên xử. Thậm chí một số trường hợp phức tạp, Luật sư đương sự cũng được mời đến phiên xử và phát biểu quan điểm.
Nói riêng với loại vụ án dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 dành ra các điều từ 325 đến 350 quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục xử Giám đốc thẩm. Theo đó, căn cứ để người có việc ra Tòa được xem xét tại phiên Giám đốc thẩm vẫn cứ là có sai lầm nghiêm trọng tại các bản án trước đó. Tuy nhiên, thời hạn để được xử giám đốc thẩm là 05 năm ( thêm 02 năm so với trước ) kể từ ngày bản án bị cho là sai được tuyên. Vấn đề là trong 05 năm này, người yêu cầu Giám đốc thẩm phải thường xuyên có đơn yêu cầu. Ngoài đơn yêu cầu xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm, các bản án, người yêu cầu còn có thể nộp thêm các chứng cứ mới. Điều này nghĩa là ngay cả khi bị tuyên thua, người yêu cầu vẫn có đầy đủ cơ hội chứng minh như tại các phiên tòa trước đó. Luật sư của người yêu cầu Giám đốc thẩm có quyền xuất hiện tại phiên tòa Giám đốc thẩm để trình bày quan điểm.
Kinh nghiệm tham gia các phiên Giám đốc thẩm của chúng tôi cho thấy: Người có việc ra Tòa không nên nản chí. Cơ hội vẫn đầy đủ với họ. Để đơn yêu cầu Giám đốc thẩm được chấp nhận, họ nên làm đơn một cách mạch lạc. Trong đơn nên phân tích điểm sai của các bản án. Kèm theo đơn là các bản án và nhất là các chứng cứ có sắp xếp, giải trình. Tất cả các đơn có kèm hồ sơ Giám đốc thẩm chúng tôi làm cho khách hàng đều có đóng dấu “ Một sản phẩm dịch vụ “ của Văn phòng. Cán bộ Tòa án sẽ thấy và tin rằng hồ sơ đã được xử lý, các Luật sư cho rằng vụ việc có “ vấn đề “ và cần phải xem xét lại. Điều này tăng cơ hội được xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm của một bản án dân sự, cũng tức là tăng cơ hội chiến thắng cho người có việc ra Tòa.
Share :