VAY TIÊU DÙNG: LÀM ƠN ĐỪNG TỰ ĐẶT MÌNH VÀO VÒNG LAO LÝ
Hiện tại, việc vay tiêu dùng khá phổ biến. Có nhiều hình thức vay: Vay mua smartphone, laptop… không cần thế chấp; vay tiền dựa trên thu nhập…
Với vay dựa trên thu nhập, chúng tôi được biết: Ngân hàng thường cho vay gấp 9 lần thu nhập tháng. Người vay chứng minh bảng lương, hợp đồng lao động, phiếu nhận lương, sao kê chuyển khoản tiền lương…
Việc cho vay dễ dàng như vậy, ngân hàng lại là người cho vay, có đi đòi thì cũng không gắt gao kiểu xã hội. Chính vì vậy, nhiều người làm mọi cách để không trả.
Tuy nhiên, với một số cách vay và trốn nợ, người vay tự đặt vào tình thế nguy hiểm. Tức là người vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ một luật sư đồng nghiệp của tôi đã từng yêu cầu tôi lập một hợp đồng lao động có ghi mức lương là 15 triệu để đi vay ngân hàng. Tôi nghĩ đơn giản là ai vay người ấy trả, còn việc luật sư kia có làm ở chỗ tôi hay không, nhận lương bao nhiêu là việc giữa tôi và anh ta. Chẳng ai làm gì được tôi nếu tôi nói là có ký hợp đồng lao động với anh ta, nhưng sau một tuần, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động với anh ta vì anh ta không làm được việc. Vì vậy tôi ký một hợp đồng lao động ( anh ta soạn sẵn ). Vụ này may mắn là anh ta không vay được.
Nhưng giả sử anh ta vay được, với mức gấp 9 lần thu nhập, tức là 135 triệu đồng, sau đó đến hạn ngân hàng đòi nhiều lần anh ta không trả, rồi anh ta thay số điện thoại, đổi chỗ ở. Việc này có thể khiến anh ta rắc rối vì anh ta đã có hành vi giống hành vi được mô tả trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ( vay + trốn ). Với mức 135 triệu, anh ta có thể bị phạt tù từ 2 đến 7 năm nếu tội phạm được chứng minh.
Nếu anh ta không thay điện thoại, không đổi chỗ ở, với việc lập không hợp đồng lao động để chứng minh lương của mình là 15 triệu, khi ngân hàng đòi anh ta không trả, anh ta vẫn có thể gặp rắc rối nếu ngân hàng tố cáo anh ta tội lừa đảo. Việc lập hợp đồng được coi là hành vi gian dối. Mức phạt tù vẫn từ 2 đến 7 năm.
Vì vậy, trong trường hợp bạn đi vay tiêu dùng, nếu không trả được, hãy bình tĩnh nhận nợ, đề xuất phương án trả và nếu có thể trả một phần. Nếu buộc phải đổi số điện thoại hay chuyển chỗ ở, hãy thông báo, tốt nhất là bằng văn bản với phía ngân hàng.
Còn nếu vay dựa trên thu nhập, thực sự nên cẩn thận nếu thu nhập của bạn không như hồ sơ vay. Tốt nhất là nên nhận nợ, trả một phần và lên phương án trả nợ. Điều này có thể đặt bạn vào tình thế tự ý nửa chừng chấm dứt vi phạm.
Dù sao thì như chúng tôi biết, ngân hàng chưa tố cáo người vay nào như vậy ra công an. Đúng vậy thì còn mừng!
Dù sao biết còn hơn không, cẩn thận vẫn hơn!
Với vay dựa trên thu nhập, chúng tôi được biết: Ngân hàng thường cho vay gấp 9 lần thu nhập tháng. Người vay chứng minh bảng lương, hợp đồng lao động, phiếu nhận lương, sao kê chuyển khoản tiền lương…
Việc cho vay dễ dàng như vậy, ngân hàng lại là người cho vay, có đi đòi thì cũng không gắt gao kiểu xã hội. Chính vì vậy, nhiều người làm mọi cách để không trả.
Tuy nhiên, với một số cách vay và trốn nợ, người vay tự đặt vào tình thế nguy hiểm. Tức là người vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ một luật sư đồng nghiệp của tôi đã từng yêu cầu tôi lập một hợp đồng lao động có ghi mức lương là 15 triệu để đi vay ngân hàng. Tôi nghĩ đơn giản là ai vay người ấy trả, còn việc luật sư kia có làm ở chỗ tôi hay không, nhận lương bao nhiêu là việc giữa tôi và anh ta. Chẳng ai làm gì được tôi nếu tôi nói là có ký hợp đồng lao động với anh ta, nhưng sau một tuần, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động với anh ta vì anh ta không làm được việc. Vì vậy tôi ký một hợp đồng lao động ( anh ta soạn sẵn ). Vụ này may mắn là anh ta không vay được.
Nhưng giả sử anh ta vay được, với mức gấp 9 lần thu nhập, tức là 135 triệu đồng, sau đó đến hạn ngân hàng đòi nhiều lần anh ta không trả, rồi anh ta thay số điện thoại, đổi chỗ ở. Việc này có thể khiến anh ta rắc rối vì anh ta đã có hành vi giống hành vi được mô tả trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ( vay + trốn ). Với mức 135 triệu, anh ta có thể bị phạt tù từ 2 đến 7 năm nếu tội phạm được chứng minh.
Nếu anh ta không thay điện thoại, không đổi chỗ ở, với việc lập không hợp đồng lao động để chứng minh lương của mình là 15 triệu, khi ngân hàng đòi anh ta không trả, anh ta vẫn có thể gặp rắc rối nếu ngân hàng tố cáo anh ta tội lừa đảo. Việc lập hợp đồng được coi là hành vi gian dối. Mức phạt tù vẫn từ 2 đến 7 năm.
Vì vậy, trong trường hợp bạn đi vay tiêu dùng, nếu không trả được, hãy bình tĩnh nhận nợ, đề xuất phương án trả và nếu có thể trả một phần. Nếu buộc phải đổi số điện thoại hay chuyển chỗ ở, hãy thông báo, tốt nhất là bằng văn bản với phía ngân hàng.
Còn nếu vay dựa trên thu nhập, thực sự nên cẩn thận nếu thu nhập của bạn không như hồ sơ vay. Tốt nhất là nên nhận nợ, trả một phần và lên phương án trả nợ. Điều này có thể đặt bạn vào tình thế tự ý nửa chừng chấm dứt vi phạm.
Dù sao thì như chúng tôi biết, ngân hàng chưa tố cáo người vay nào như vậy ra công an. Đúng vậy thì còn mừng!
Dù sao biết còn hơn không, cẩn thận vẫn hơn!
Share :