TỪ ĐẠI ÁN NGÂN HÀNG, CẦN NGƯỜI ĐỨNG RA BẢO VỆ NGƯỜI LÀM NGÂN HÀNG.
TỪ ĐẠI ÁN NGÂN HÀNG, CẦN NGƯỜI ĐỨNG RA BẢO VỆ NGƯỜI LÀM NGÂN HÀNG.
Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương và chỉ mang tính chủ quan của người viết lúc viết bài. Quan điểm có thể thay đổi nếu có nhiều thông tin hơn.
Vụ lừa vay 292 tỷ đồng của ngân hàng Agribank Cần Thơ được coi là đại án của năm 2017. Theo cáo trạng, từ 2006 đến 2013, Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân, giám đốc Công ty TNHH MTV nông thủy sản Tây Nam đã thành lập nhiều công ty hoạt động trong nhiều ngành nghề. Nhân chỉ định nhân viên đứng tên giám đốc các công ty này. Nhân điều khiển mọi hoạt động thống nhất để vay vốn ngân hàng. Công ty Hoàng Quân, chuyên thẩm định giá, cũng tham gia trong việc đánh giá khống tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay. Trên cơ sở chứng thư thẩm định do Hoàng Quân cấp, Agribank Cần Thơ đã cho vay ra số tiền 292 tỷ. Đạt Nhân sử dụng số tiền với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có chi dùng cá nhân. Do có liên quan, 5 người khác, gồm: Lê Thanh Hải, nguyên giám đốc Agribank Cần Thơ; Trần Huy Liệu, nguyên phó giám đốc Agribank Cần Thơ; Bùi Anh Tuấn, nguyên trưởng phòng tín dụng Agribank Cần Thơ; Phạm Tường Thi, giám đốc Công ty TNHH Tân Tiến; Nguyễn Văn Đạt, nhân viên Công ty TNHH Tân Tiến cùng bị quy tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng theo điều 179 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Vụ án được xử tại Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ. Ngày 30/12/2017, tòa tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Một số lý do trả hồ sơ: Chưa có sự thống nhất giữa kết luận điều tra và cáo trạng về số liệu thiệt hại ( công an Cần Thơ kết luận thiệt hại vụ này là 292 tỷ, trong khi đó, Viện Kiểm sát lại kết luận thiệt hại là 393 tỷ ); cần thu thập, đánh giá các chứng cứ có liên quan trong vụ án đồng thời làm rõ mức độ, động cơ, mục đích phạm tội của các bị cáo; xác định lại tội danh với Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân.
Với vụ đại án này, hẳn là công an, Viện Kiểm sát, tòa án đã tập trung nhân lực tốt nhất để giải quyết. Tuy vậy, việc tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung cho thấy ngay cả với một đại án, mà nhiều người cho là kiểu gì các bị cáo cũng bị buộc tội, thì vẫn có nhiều cơ hội để các bị cáo hay luật sư của họ đấu tranh để trước mắt thì tòa không tuyên được án. Vậy, những điểm mà bị cáo, luật sư của họ có thể khai thác để tránh được một lần buộc tội là gì? Theo thiển ý của chúng tôi, đó có thể là:
Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương và chỉ mang tính chủ quan của người viết lúc viết bài. Quan điểm có thể thay đổi nếu có nhiều thông tin hơn.
Vụ lừa vay 292 tỷ đồng của ngân hàng Agribank Cần Thơ được coi là đại án của năm 2017. Theo cáo trạng, từ 2006 đến 2013, Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân, giám đốc Công ty TNHH MTV nông thủy sản Tây Nam đã thành lập nhiều công ty hoạt động trong nhiều ngành nghề. Nhân chỉ định nhân viên đứng tên giám đốc các công ty này. Nhân điều khiển mọi hoạt động thống nhất để vay vốn ngân hàng. Công ty Hoàng Quân, chuyên thẩm định giá, cũng tham gia trong việc đánh giá khống tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay. Trên cơ sở chứng thư thẩm định do Hoàng Quân cấp, Agribank Cần Thơ đã cho vay ra số tiền 292 tỷ. Đạt Nhân sử dụng số tiền với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có chi dùng cá nhân. Do có liên quan, 5 người khác, gồm: Lê Thanh Hải, nguyên giám đốc Agribank Cần Thơ; Trần Huy Liệu, nguyên phó giám đốc Agribank Cần Thơ; Bùi Anh Tuấn, nguyên trưởng phòng tín dụng Agribank Cần Thơ; Phạm Tường Thi, giám đốc Công ty TNHH Tân Tiến; Nguyễn Văn Đạt, nhân viên Công ty TNHH Tân Tiến cùng bị quy tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng theo điều 179 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Vụ án được xử tại Tòa án Nhân dân thành phố Cần Thơ. Ngày 30/12/2017, tòa tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Một số lý do trả hồ sơ: Chưa có sự thống nhất giữa kết luận điều tra và cáo trạng về số liệu thiệt hại ( công an Cần Thơ kết luận thiệt hại vụ này là 292 tỷ, trong khi đó, Viện Kiểm sát lại kết luận thiệt hại là 393 tỷ ); cần thu thập, đánh giá các chứng cứ có liên quan trong vụ án đồng thời làm rõ mức độ, động cơ, mục đích phạm tội của các bị cáo; xác định lại tội danh với Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân.
Với vụ đại án này, hẳn là công an, Viện Kiểm sát, tòa án đã tập trung nhân lực tốt nhất để giải quyết. Tuy vậy, việc tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung cho thấy ngay cả với một đại án, mà nhiều người cho là kiểu gì các bị cáo cũng bị buộc tội, thì vẫn có nhiều cơ hội để các bị cáo hay luật sư của họ đấu tranh để trước mắt thì tòa không tuyên được án. Vậy, những điểm mà bị cáo, luật sư của họ có thể khai thác để tránh được một lần buộc tội là gì? Theo thiển ý của chúng tôi, đó có thể là:
- Sự thiếu thống nhất trong việc xác định thiệt hại: Với một vụ án kinh tế liên quan tới hoạt động ngân hàng, thiệt hại cần được xác định thông qua một nhóm chuyên gia tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán. Nó giống với vai trò của bác sỹ pháp y trong một vụ giết người. Tuy nhiên, trong một vụ giết người, điều tra viên hay kiểm sát viên không giám đưa ra kết luận pháp y, ngược lại, trong vụ án kinh tế kiểu Agribank Cần Thơ, điều tra viên, kiểm sát viên lại tự ý xác định thiệt hại, cho dù họ chưa một ngày học về tài chính, ngân hàng hay kế toán. Điều này xuất hiện trong vụ Ocean Bank chúng tôi tham gia. Giám định viên Ngân hàng Nhà nước không kết luận tiền trả lãi ngoài là thiệt hại, nhưng cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát vẫn tự ý nói đó là thiệt hại. Có điều là để kết luận như vậy, tòa phải trả hồ sơ điều tra bổ sung.
- Sự nhầm lẫn tai hại khi định tội: 5 người gồm các cán bộ Agribank Cần Thơ và giám đốc do Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân dựng có vẻ là nạn nhân của việc quy tội sai. Chúng tôi cho rằng Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân nên bị quy tội lừa đảo, vì anh ta đã lập ra nhiều công ty, tạo doanh thu ảo, cấu kết với công ty định giá nâng khống giá trị tài sản. Thủ đoạn này qua mắt được cán bộ ngân hàng và cả các giám đốc anh ta chỉ định. Với cán bộ ngân hàng, có lẽ họ đã làm đúng những gì cần làm, đó là duyệt hồ sơ, cho vay và theo dõi khoản vay. Có lẽ 292 tỷ không được đưa “ một cục “ hoặc một vài lần cho các công ty Nhân dựng lên. Agribank áp dụng phương thức giải ngân theo hạn mức, tức là giải ngân nhiều lần, lần sau giải ngân khi đã thu được tiền lần giải ngân trước. Nếu đúng vậy, thủ đoạn Đạt Nhân thực hiện thật sự tinh vi. Cán bộ ngân hàng cũng chỉ là nạn nhân của thủ đoạn đó. Trong vụ này, hậu quả 292 tỷ đã xảy ra, nhưng nó có xuất phát từ hành vi vi phạm quy định về cho vay không cần được xem xét thận trọng.
Share :