TRƯƠNG HỒ PHƯƠNG NGA: CÓ LẼ CHẲNG CÓ GÌ MỞI & PHÍA NGA NÊN LÀM GÌ (?!)
Cuối tháng Chín 2016, chúng tôi cũng như bàn dân thiên hạ, cảm thấy sốc vì vụ Trương Hồ Phương Nga.
Chúng tôi né tránh nói về tình – tiền trong “ quan hệ Nga – Mỹ “. Cư dân mạng, rồi cả các đồng nghiệp đáng kính, đã nói hết cả.
Chúng tôi chỉ đề cập tới kết quả sau khi hồ sơ Nga – Mỹ được trả về điều tra bổ sung. Chúng tôi cũng thử đề xuất phía Nga là bên còn nước để đi, nên đi nước nào.
Đây chỉ là những ý kiến chủ quan dựa trên kiến thức, kinh nghiệm cá nhân mà người viết bài sử dụng vào thời điểm bài được viết.
Để đảm bảo an toàn cho chính người viết, đồng thời đảm bảo tính logic lập luật, chúng tôi xin dựa vào nội dung chính có tóm tắt bài viết đăng trên báo điện tử Dân Trí ngày 21/09/2016 tiêu đề: “ Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga nhận 16,5 tỷ đồng là tình phí “. Chúng tôi coi những gì báo điện tử Dân Trí đăng trong bài là giả thiết bài toán để từ đó đưa ra kết luận và đề xuất.
- Sáng 21/9, TAND TPHCM mở phiên sơ thẩm xét xử các bị cáo Trương Hồ Phương Nga (sinh năm 1987, Hà Nội, Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) và Nguyễn Đức Thùy Dung (sinh năm 1987, bạn Nga) tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
- Bị cáo Nguyễn Đức Thùy Dung khai đã nhận tổng số tiền là 16,544 tỉ đồng từ đại gia Mỹ. Dung rút đưa Nga.
- Tại cơ quan điều tra, Dung khai hành vi phạm tội và nói được Nga chia 6,5 tỷ đồng. Tại tòa, Dung bất ngờ phản cung, cho rằng lời khai của mình trong quá trình điều tra là không đúng. Dung nói, sự thật là giữa ông M. và Nga có một hợp đồng quan hệ tình cảm. Tiền ông Mỹ chuyển là tiền của “hợp đồng tình cảm” này. Nhưng sau đó 2 bên phát sinh mâu thuẫn nên ông M. “lật kèo”, tố cáo hoa hậu chiếm đoạt tiền.
- Bị cáo Phương Nga thì ông Mỹ kết bạn với Nga trên facebook. Tới năm 2012, giữa hai người có quan hệ tình cảm với nhau, đầu năm 2015 thì chia tay. Nga thừa nhận đã viết biên nhận về việc nhận 16,5 tỉ đồng để mua nhà nhưng thực tế, tiền này là thỏa thuận sống với ông M. Trong 7 năm mà không cần hôn thú, Nga chỉ cần ông M. có trách nhiệm với mình vì ông M. đã có gia đình.
Cũng theo Phương Nga, bà M.Phương (người mà bị cáo Nga cho là người của ông M.) làm áp lực, dọa tố bị cáo tội mua bán mại dâm (vì Phương Nga nhận hơn 16,5 tỷ đồng từ ông M.) để dụ dỗ bị cáo ký các hợp đồng mua bán nhà như cáo trạng quy kết. Bị cáo lo sợ, đồng thời do bị người của ông Mỹ ép nên đã ký các hợp đồng mua bán nhà bà M.Phương chuẩn bị để hợp thức hóa số tiền ông Mỹ chuyển cho bị cáo.
- Luật sư bào chữa cho bị cáo cũng đề nghị tòa triệu tập bà M.Phương để đối chất những tình tiết mà bị cáo Phương Nga khai nhưng tòa không đồng ý với lý do những thông tin đó trong biên bản điều tra đã nêu chi tiết.
Cứ từ bài viết đó, cộng thêm diễn biến tiếp theo, quý vị cũng thấy là người ta đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung về “ hợp đồng tình ái “ Nga – Mỹ.
Kể cả khi xuất hiện tin nhắn gì đó, như các báo điện tử đưa, có vẻ ủng hộ quan điểm ai đó cho rằng “ hợp đồng tình ái “ Nga – Mỹ có thật, thì hiện tại, chủ quan chúng tôi vẫn cứ cho rằng sau thời gian điều tra bổ sung, kết luận điều tra, cáo trạng chẳng có gì thay đổi. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải bảo vệ bằng được quan điểm buộc tội của mình. Việc điều tra bổ sung lại do chính cơ quan điều tra cũ, với những điều tra viên cũ làm. Vì vậy, ai lại kết luận khác đi để mang tiếng “ tiền hậu bất nhất “ ( ?! ). Tóm lại, hồ sơ cũ vẫn cứ được bê nguyên đặt lên mặt bàn thẩm phán.
Tuy nhiên, theo thiển ý chúng tôi, phía Trương Hồ Phương Nga nên sử dụng cách này để vụ việc được các cơ quan điều tra khác điều tra:
- Tố cáo người bị hại Mỹ tội khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự
thật và yêu cầu khởi tố để điểu tra vụ án. Đây sẽ là nước đi khó đỡ với cơ quan điều tra. Nếu cơ quan điều tra không khởi tố vụ án, họ phải trả lời bằng văn bản. Phía Nga có thể tiếp tục kiện văn bản này lên cấp trên tạo áp lực xã hội với cơ quan điều tra. Nếu cơ quan điều tra khởi tố vụ án, đây là cơ hội quá tốt đề làm rõ nhân vật M.Phương mà nếu vẫn cứ để điều tra viên cũ làm theo thủ tục điều tra bổ sung có lẽ sẽ không bao giờ có thêm kết quả.
- Tố cáo chính cơ quan điều tra làm sai lệch hồ sơ vụ án. Người bị
hại Mỹ có nhiều lời khai vô lý. Nhân vật M.Phương, như Nga khai, do chính Mỹ dựng lên bẫy Nga ( thủ đoạn này dễ đoán: Mỹ kêu M.Phương liên lạc với Nga chuẩn bị sẵn hợp đồng mua bán nhà, Nga ký vào hợp đồng, M.Phương cầm hợp đồng đưa lại Mỹ, Mỹ tố cáo là nhà không có thật hoặc không bán nên Nga dính tội lừa đảo ). Cơ quan điều tra đã điều tra đúng theo hướng này nên chắc chắn nhiều bản cung bị sai lệch. Nên nhớ trong vụ này, bị cáo Nga không khai một chút gì tại cơ quan điều tra. Lý do cũng dễ đoán: Bị cáo cho rằng cơ quan điều tra thiếu khách quan nên chờ ra tòa tung ra chứng cứ mới. Khi tố cáo cơ quan điều tra làm sai lệch hồ sơ vụ án, cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao sẽ phải vào cuộc. Đây cũng là cơ hội để vụ án được điều tra lại với một cơ quan điều tra khác.
Nói chung đây chỉ là suy nghĩ chủ quan của người viết bài lúc đang viết bài. Dù sao theo thiển ý chúng tôi, phía Mỹ đã tung hết nước. Vấn đề là phía Nga tung ra được nước cờ độc đáo nào không mà thôi.
Nguồn : Bài viết của Luật sư Lê Vinh và thể hiện quan điểm chủ quan của luật sư lúc viết bài.