TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG – THAO TÁC HẠ GỤC OCEAN BANK VÀ RẮC RỐI KHI XÁC ĐỊNH HẬU QUẢ.
OCEAN Bank là một trong các đại án xử năm 2017. Hành vi của một số bị cáo bị xử trong 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, OCEAN Bank 1, một trong những hành vi tòa xử là hành vi huy động tiền gửi vượt trần lãi suất. Giai đoạn 2, OCEAN Bank 2, tòa xử tiếp hành vi cho vay gây mất tiền.
Tại OCEAN Bank 1, bị cáo Hà Văn Thắm, Nguyễn Thị Minh Thu và 34 người khác là phụ trách khối, giám đốc chi nhánh bị quy tội vi phạm quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng điều 165 BLHS. Những người này chịu trách nhiệm trong việc trả cho người gửi tiền một khoản “ lãi ngoài “, khiến lãi người gửi nhận được thực tế cao hơn mức 14% mà nhà nước cho phép họ nhận. Số tiền trả lãi ngoài khoảng 1 300 tỷ. Mức này về cơ bản được công an xác nhận là thiệt hại. Người buộc tội phải tính được một mức thiệt hại cụ thể bằng tiền thì tội trạng điều 165 BLHS mới được lập thành.
Như vậy, mấu chốt vấn đề là 1 300 tỷ kia có phải thiệt hại không?
Việc cho rằng 1 300 tỷ này là thiệt hại xuất phát từ một đánh giá của chuyên gia Ngân hàng Nhà nước. Nhóm 9 chuyên gia có một kết luận giám định ngày 20/6/2016, khẳng định:
- OCEAN Bank vi phạm trần lãi suất khi trả 1 300 tỷ cho người gửi tiền.
- OCEAN Bank đã “ trích lập dự phòng “ 100% số tiền này.
Vì “ trích lập dự phòng “ này, công an và Viện Kiểm sát cho rằng OCEAN Bank thiệt hại 1 300 tỷ. OCEAN Bank hiện không còn của bị cáo Hà Văn Thắm. Ngân hàng này có giá 0 đồng. Hiện tại, nó được giữ tên và một ngân hàng uy tín kiêm quản. Luật sư của OCEAN Bank mới bình tĩnh đề xuất bị cáo, trong đó có nhóm phụ trách khối, giám đốc chi nhánh vốn đều là người làm công ăn lương chẳng có tích cóp gì phải hoàn trả cho thực thể mới số thiệt hại này. Đề xuất này thật nguy hiểm. Giả định nó được chấp nhận, những người làm công ăn lương khốn khổ lại phải ngồi tù nữa, thì ngày ra tù của họ rất xa. Luật giảm án tha tù đòi hỏi người tù phải hoàn trả số tiền gây thiệt hại. Trong số 34 bị cáo, người bị quy thiệt hại ít nhất cũng đã phải bán căn nhà 3 tỷ bố mẹ cho để khắc phục. Với thiệt hại bị quy có thể là hàng trăm tỷ cho mỗi người, không ai trong số các bị cáo này trả được.
Do phiên tòa ngừng lại không tiếp tục xét hỏi và tranh luận, chúng tôi không thể hỏi bị cáo Hà Văn Thắm hay ai đó của OCEAN Bank rằng tại sao việc trích lập dự phòng lại diễn ra theo cách trên? Có vẻ như có gì sai ở đây (?!).
Đọc Quyết định về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng số 493/2005/QĐ-NHNN 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi thấy:
- Định nghĩa “Dự phòng rủi ro”: Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Định nghĩa nêu tại điều 2.
- Những tổn thất có thể xảy ra nên phải trích lập dự phòng rủi ro được liệt kê là các khoản nợ mà khách hàng vay ngân hàng quá hạn từ dưới 90 ngày đến trên 360 ngày. Quy định được nêu tại điều 6.
- Dự phòng được sử dụng để chi cho việc thu hồi khoản nợ của khách hàng, điều 10 quy định.
Vậy có lẽ cái sai trong việc OCEAN Bank trích lập dự phòng khoảng hơn 1 300 tỷ trên là: Nếu hiểu một ngân hàng có hai hướng hoạt động chính, nhận tiền gửi từ khách hàng và cho người có nhu cầu vay lại, thì cứ theo quy định pháp luật, không ai trích lập dự phòng ở phía nhận tiền gửi. Việc trích lập dự phòng chỉ được tiến hành khi ngân hàng cấp tín dụng.
Như vậy, thao tác trích lập dự phòng của OCEAN Bank, bất luận là tự nguyện làm hay phải làm dưới áp lực của ai đó, chính là cái khiến công an và viện kiểm sát nghĩ là thiệt hại đã xảy ra. Thao tác này góp phần hạ gục OCEAN Bank và đẩy các sếp của ngân hàng này vào tù. Thực tế như thiển ý của chúng tôi, việc trích lập dự phòng này không dựa trên căn cứ pháp lý nào. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN không tạo cơ sở cho việc này. Ngoài Quyết định 493, chúng tôi cũng chưa thấy việc trích lập dự phòng được quy định ở đâu đó khác.
Nếu trích lập dự phòng không đồng nghĩa với thiệt hại, và nói chung là không thể trích lập dự phòng trong trường hợp này, thì với việc OCEAN Bank đã làm là trả lãi ngoài cho khách hàng, thiệt hại nên được xác định thế nào? Nên biết, thời điểm OCEAN Bank trả lãi ngoài ( giữa 2011) lạm phát rất cao. Năm 2011, lạm phát mức 18,75%. Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ lúc đó là kìm hãm lạm phát. Vì vậy, việc người gửi tiền được nhận quá mức mà nhà nước cho phép sẽ làm tăng lạm phát. Cách tính thiệt hại trong trường hợp OCEAN Bank nên chăng là: Xác định xem một đồng lãi trả thêm cho người gửi tiền làm tăng lạm phát như thế nào? Thiệt hại ở đây là thiệt hại của nền kinh tế, chứ không phải là xác định OCEAN Bank mất bao nhiêu khi trả thêm lãi cho khách hàng. Ai học kinh tế cũng biết bài toán kinh tế lượng, loại bài toán này vẫn được cài vào chương trình Excel có trong mọi máy tính, dạng như: trong điều kiện mật độ người qua lại, vị trí người bán nước mía không thay đổi, thì khi nhiệt độ tăng 1 độ thì số cốc nước mía tăng bao nhiêu? Có lẽ đây là cách tính toán phù hợp khi xác định thiệt hại của OCEAN Bank gây ra cho nền kinh tế(?!)
Rắc rối của kiểu tính toán này là nó chưa được người buộc tội chấp nhận.
Tại OCEAN Bank 1, bị cáo Hà Văn Thắm, Nguyễn Thị Minh Thu và 34 người khác là phụ trách khối, giám đốc chi nhánh bị quy tội vi phạm quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng điều 165 BLHS. Những người này chịu trách nhiệm trong việc trả cho người gửi tiền một khoản “ lãi ngoài “, khiến lãi người gửi nhận được thực tế cao hơn mức 14% mà nhà nước cho phép họ nhận. Số tiền trả lãi ngoài khoảng 1 300 tỷ. Mức này về cơ bản được công an xác nhận là thiệt hại. Người buộc tội phải tính được một mức thiệt hại cụ thể bằng tiền thì tội trạng điều 165 BLHS mới được lập thành.
Như vậy, mấu chốt vấn đề là 1 300 tỷ kia có phải thiệt hại không?
Việc cho rằng 1 300 tỷ này là thiệt hại xuất phát từ một đánh giá của chuyên gia Ngân hàng Nhà nước. Nhóm 9 chuyên gia có một kết luận giám định ngày 20/6/2016, khẳng định:
- OCEAN Bank vi phạm trần lãi suất khi trả 1 300 tỷ cho người gửi tiền.
- OCEAN Bank đã “ trích lập dự phòng “ 100% số tiền này.
Vì “ trích lập dự phòng “ này, công an và Viện Kiểm sát cho rằng OCEAN Bank thiệt hại 1 300 tỷ. OCEAN Bank hiện không còn của bị cáo Hà Văn Thắm. Ngân hàng này có giá 0 đồng. Hiện tại, nó được giữ tên và một ngân hàng uy tín kiêm quản. Luật sư của OCEAN Bank mới bình tĩnh đề xuất bị cáo, trong đó có nhóm phụ trách khối, giám đốc chi nhánh vốn đều là người làm công ăn lương chẳng có tích cóp gì phải hoàn trả cho thực thể mới số thiệt hại này. Đề xuất này thật nguy hiểm. Giả định nó được chấp nhận, những người làm công ăn lương khốn khổ lại phải ngồi tù nữa, thì ngày ra tù của họ rất xa. Luật giảm án tha tù đòi hỏi người tù phải hoàn trả số tiền gây thiệt hại. Trong số 34 bị cáo, người bị quy thiệt hại ít nhất cũng đã phải bán căn nhà 3 tỷ bố mẹ cho để khắc phục. Với thiệt hại bị quy có thể là hàng trăm tỷ cho mỗi người, không ai trong số các bị cáo này trả được.
Do phiên tòa ngừng lại không tiếp tục xét hỏi và tranh luận, chúng tôi không thể hỏi bị cáo Hà Văn Thắm hay ai đó của OCEAN Bank rằng tại sao việc trích lập dự phòng lại diễn ra theo cách trên? Có vẻ như có gì sai ở đây (?!).
Đọc Quyết định về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng số 493/2005/QĐ-NHNN 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi thấy:
- Định nghĩa “Dự phòng rủi ro”: Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Định nghĩa nêu tại điều 2.
- Những tổn thất có thể xảy ra nên phải trích lập dự phòng rủi ro được liệt kê là các khoản nợ mà khách hàng vay ngân hàng quá hạn từ dưới 90 ngày đến trên 360 ngày. Quy định được nêu tại điều 6.
- Dự phòng được sử dụng để chi cho việc thu hồi khoản nợ của khách hàng, điều 10 quy định.
Vậy có lẽ cái sai trong việc OCEAN Bank trích lập dự phòng khoảng hơn 1 300 tỷ trên là: Nếu hiểu một ngân hàng có hai hướng hoạt động chính, nhận tiền gửi từ khách hàng và cho người có nhu cầu vay lại, thì cứ theo quy định pháp luật, không ai trích lập dự phòng ở phía nhận tiền gửi. Việc trích lập dự phòng chỉ được tiến hành khi ngân hàng cấp tín dụng.
Như vậy, thao tác trích lập dự phòng của OCEAN Bank, bất luận là tự nguyện làm hay phải làm dưới áp lực của ai đó, chính là cái khiến công an và viện kiểm sát nghĩ là thiệt hại đã xảy ra. Thao tác này góp phần hạ gục OCEAN Bank và đẩy các sếp của ngân hàng này vào tù. Thực tế như thiển ý của chúng tôi, việc trích lập dự phòng này không dựa trên căn cứ pháp lý nào. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN không tạo cơ sở cho việc này. Ngoài Quyết định 493, chúng tôi cũng chưa thấy việc trích lập dự phòng được quy định ở đâu đó khác.
Nếu trích lập dự phòng không đồng nghĩa với thiệt hại, và nói chung là không thể trích lập dự phòng trong trường hợp này, thì với việc OCEAN Bank đã làm là trả lãi ngoài cho khách hàng, thiệt hại nên được xác định thế nào? Nên biết, thời điểm OCEAN Bank trả lãi ngoài ( giữa 2011) lạm phát rất cao. Năm 2011, lạm phát mức 18,75%. Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ lúc đó là kìm hãm lạm phát. Vì vậy, việc người gửi tiền được nhận quá mức mà nhà nước cho phép sẽ làm tăng lạm phát. Cách tính thiệt hại trong trường hợp OCEAN Bank nên chăng là: Xác định xem một đồng lãi trả thêm cho người gửi tiền làm tăng lạm phát như thế nào? Thiệt hại ở đây là thiệt hại của nền kinh tế, chứ không phải là xác định OCEAN Bank mất bao nhiêu khi trả thêm lãi cho khách hàng. Ai học kinh tế cũng biết bài toán kinh tế lượng, loại bài toán này vẫn được cài vào chương trình Excel có trong mọi máy tính, dạng như: trong điều kiện mật độ người qua lại, vị trí người bán nước mía không thay đổi, thì khi nhiệt độ tăng 1 độ thì số cốc nước mía tăng bao nhiêu? Có lẽ đây là cách tính toán phù hợp khi xác định thiệt hại của OCEAN Bank gây ra cho nền kinh tế(?!)
Rắc rối của kiểu tính toán này là nó chưa được người buộc tội chấp nhận.
Share :