TRANH TỤNG HÌNH SỰ: GẶP RIÊNG LUẬT SƯ, CÓ THỂ VÀ CẦN THIẾT
TRANH TỤNG HÌNH SỰ: GẶP RIÊNG LUẬT SƯ, CÓ THỂ VÀ CẦN THIẾT
- Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương -
Quy định về luật sư gặp thân chủ trong luật hiện hành là sự tiến bộ. Theo luật, luật sư được gặp thân chủ ở mọi giai đoạn. Khi ai đó tố cáo thân chủ, luật sư đã có thể cùng đi với anh/chị ta lên công an làm việc. Khi thân chủ của luật sư, giả định rằng có lệnh truy nã, bị bắt thì đã có thể nhờ luật sư bảo vệ mình. Khi một người nhận các lệnh tạm giữ hình sự, anh/chị ta hoàn toàn có thể nhờ một luật sư tham gia trong thời gian 9 ngày, thường là quan trọng nhất để có thể bị kết tội hay không. Tương tự như vậy, người bị tạm giam, bị cáo cũng có quyền nhờ luật sư bào chữa khi lấy cung, ra tòa. Vấn đề “ quyền im lặng “: Anh/chị được phép im lặng cho đến khi luật sư của anh/chị đến – chưa được đặt ra trong luật Việt Nam. Tuy nhiên, vận dụng quyền này rất dễ. Quyền này nhằm đảm bảo việc lấy cung là quang minh, đúng luật. Người bị hỏi cung không bị ép cung, đánh đập. Người bị hỏi cung chỉ việc đề xuất là được ghi âm, ghi hình. Luật sư nếu không có mặt trong buổi hỏi cung có thể xem, nghe lại. Rõ ràng bản cung nào không có âm thanh, hình ảnh phù hợp sẽ bị loại.- Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương -
Thực tiễn vận dụng luật có phần khác biệt. Trong một bài báo trên báo Pháp Luật tp HCM online, chúng tôi đọc thấy 2 vị đồng nghiệp ở một tỉnh miền trung không được điều tra viên cho phép gặp riêng bị can. Thực sự thì nhiều luật sư, khi được công an cấp chứng nhận bào chữa, lên thẳng trại tạm giam yêu cầu gặp thân chủ. Trại tạm giam sẽ giải quyết. Họ bị kỉ luật vì không phá được án. Họ không chịu chỉ đạo của cơ quan điều tra. Họ độc lập và việc của họ là tuân thủ quy định giam giữ, trong đó có quyền được bào chữa của người bị họ giam. Luật sư thì cứ luật mà làm, luật không cấm gặp riêng thân chủ thì họ cứ lên trại tạm giam làm thủ tục gặp. Sao phải tự dưng đi xin phép cơ quan điều tra gặp riêng thân chủ để thêm rắc rối.
Việc người bị bắt, bị can, bị cáo gặp luật sư phụ thuộc phần lớn vào họ, một phần nữa là điều tra viên. Đúng là có điều tra viên nói thẳng với bị can rằng thuê luật sư không giúp được gì, chỉ tốn tiền, thậm chí tòa, viện thấy cãi còn cho nặng hơn. Điều này khiến họ tự nguyện nói không thuê luật sư. Việc này lại là chuyện khác.
Tóm lại, cái chính là luật không cấm luật sư gặp, trong đó có gặp riêng, thân chủ khi điều tra. Vấn đề của thân chủ là gặp vậy ích gì cho họ không.
Sẽ là ích lợi nếu trong cuộc gặp này, thân chủ có được một cách thức tự bảo vệ thống nhất, trơn tru khi phải làm việc tiếp với điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán.
Share :