TRANH CHẤP KINH DOANH- THƯƠNG MẠI: 6 THỎA THUẬN CHO NHÓM ĐỊNH LẬP CÔNG TY

TRANH CHẤP KINH DOANH- THƯƠNG MẠI: 6 THỎA THUẬN CHO NHÓM ĐỊNH LẬP CÔNG TY
  • Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư Hà Nội -
  • Nên có nhóm dự án xem xét công ty nên thành lập và hoạt động thế nào.
    Nên có nhóm dự án xem xét công ty nên thành lập và hoạt động thế nào.
Vào thời điểm nhất định, Bạn quyết định góp vốn với người khác thành lập công ty. Các bạn nên có những thỏa thuận trước thành lập. Tốt nhất là lập thành văn tự. “ Biên bản về việc thành lập doanh nghiệp “, “ Thỏa thuận về việc đưa doanh nghiệp vào hoạt động “ , “ Hợp đồng thành lập doanh nghiệp “ .v.v…Gọi là gì tùy Bạn.
Từ kinh nghiệm của chúng tôi, các thỏa thuận nên là:
1.Thỏa thuận về vốn:
-Ai góp vốn? ( là cá nhân hay tổ chức, làm rõ họ có quyền góp vốn không? ). Số vốn góp bao nhiêu?
-Vốn là những gì? ( tiền mặt, vàng bạc, đá quý, ngoại tệ; máy móc, nguyên vật liệu, quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, bí quyết công nghệ, bằng sáng chế, thậm chí uy tín của cá nhân … ).
-Định giá vốn như thế nào với những thứ không phải tiền, vàng? Bạn có thể thuê đơn vị định giá độc lập, hoặc thỏa thuận với người góp vốn để đi đến thống nhất về mức qui thành tiền với vốn mà họ góp )
-Theo dõi, ghi nhận việc góp vốn thế nào? ( việc ghi nhận có thể dưới nhiều dạng, như biên bản góp vốn, giấy chứng nhận phần vốn góp hay phiếu chuyển tiền với phần ghi mục đích chuyển tiền là góp vốn cho doanh nghiệp ).
-Việc chậm góp vốn được xử lý ra sao?
2.Thỏa thuận về loại hình doanh nghiệp:
Lựa chọn một trong hai loại hình:
-Công ty trách nhiệm hữu hạn;
-Công ty cổ phần
 và ghi vào thỏa thuận.
3.Thỏa thuận về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:
Bạn nên hình dung doanh nghiệp sẽ có doanh thu chủ yếu thông qua lĩnh vực kinh doanh nào. Bạn nên xác định xem ngành nghề kinh doanh đó có điều kiện gì kèm theo không, thỏa thuận tiếp về các điều kiện được đáp ứng như thế nào
4. Thỏa thuận về những điều cần làm để một doanh nghiệp có thể thành lập và hoạt động:
Hãy hình dung việc đưa một doanh nghiệp lên thương trường là một dự án, như vậy Bạn cần một Ban Dự án. Ban Dự án nên lựa chọn làm nhiều việc trước khi doanh nghiệp được thành lập. Bạn và những người góp vốn nên thỏa thuận về việc này. Các thỏa thuận nên được ghi vào văn bản thỏa thuận thành lập doanh nghiệp là:
-Việc thuê trụ sở cho Ban Dự án như thế nào?
-Việc thuê kế toán như thế nào?
-Việc thuê khảo sát thị trường, quảng cáo, chiêu thị ra sao?
-Việc thuê những người giúp việc khác?
-Tiền lương trả cho nhóm dự án thế nào?
-Ai là người thay mặt Ban Dự án ký các hợp đồng? Các hợp đồng đã ký được thực hiện, xử lý thế nào?
-Chi trả cho những việc này thế nào? Việc tổng hợp số liệu và báo cáo ra sao?
-V.v…
5.Thỏa thuận về giải quyết hậu quả nếu doanh nghiệp không được thành lập:
Không ai muốn điều này xảy ra. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không được thành lập vì bất cứ lý do gì, các Bạn cũng nên giải quyết các hậu quả của việc này. Một số điều các Bạn nên lường trước là:
-Ai có trách nhiệm giải trình việc chi tiêu?
-Nếu phát sinh các món nợ, việc chia các món nợ như thế nào?
-Trách nhiệm với các hợp đồng ký kết thế nào?
-Việc hoàn trả lại tiền đã góp diễn ra thế nào?
-V.v…
6.Những thỏa thuận khác:
Các Bạn có thể có những thỏa thuận khác. Đó có thể là:
-Việc theo dõi tiến độ thành lập doanh nghiệp của người góp vốn diễn ra thể nào?
-Ai phải giải trình cho người góp vốn về những việc đã, đang hay sẽ được làm?
-Trách nhiệm với việc gây thất thoát tiền như thế nào?
-Trường hợp doanh nghiệp chưa được thành lập nhưng vẫn có một số hoạt động kinh doanh mà phát sinh doanh thu thì việc giải quyết tiền thu được như thế nào?
-V.v…