TÒA DÙNG ÁN LỆ ĐỂ XỬ - THỜI KỲ MÀ BẠN KHÔNG THỂ THIẾU NGƯỜI DẪN DẮT
Ngày 11-7, TAND Tối cao đã ban hành Công văn số 146/TANDTC-PC về việc viện dẫn, áp dụng án lệ trong xét xử. Theo đó, khi xử, tòa phải nghiên cứu áp dụng án lệ để giải quyết việc tương tự. Những việc tình tiết tương tự phải được giải quyết như nhau. Đối với những vụ việc đã có án lệ thì thẩm phán, hội thẩm phải nghiên cứu án lệ đó để đưa ra quyết định việc viện dẫn, áp dụng hoặc không áp dụng án lệ.
Trường hợp áp dụng án lệ thì án lệ và tình tiết vụ việc đang được xử phải được viện dẫn trong phần nhận định của tòa, có thể trích dẫn nguyên văn những nội dung án lệ để làm rõ quan điểm của tòa án trong việc được xử. Trường hợp hội thẩm, thẩm phán thấy rằng án lệ không phù hợp để áp dụng nhưng một trong các bên đương sự, người bào chữa… đề nghị áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do không áp dụng án lệ trong bản án, quyết định của tòa án.
Hiện tại có 10 án lệ được công bố. Án lệ cùng với văn bản pháp luật là căn cứ để tòa án tuyên một vụ thắng/thua.
Khoảng 5 – 10 năm trước, khi pháp luật chưa đa dạng như bây giờ, chúng tôi chứng kiến nhiều người dân, do có việc ra tòa, tự tìm đọc luật. Tình trạng này chúng tôi gọi là “ tự tay chữa bệnh “. Có những người viện dẫn pháp luật mà thẩm phán phải nể. Một vị ở một huyện Hà Nội, từ chỗ nghiên cứu luật để đòi ao nhà mình, mà trở thành luật sư không bằng cấp, nhiều người nhờ cậy, thắng nhiều vụ.
Hiện tại mọi việc đã khác: Luật nhiều hơn, án lệ được liên tục công bố. Luật sư phải bỏ nhiều thời gian đọc luật và án lệ. Nhiều nội dung còn khiến các luật sư tranh cãi. Vì vậy, việc “ tự tay chữa bệnh “ là điều gì đó mà chúng tôi cho rằng người có việc ra tòa nên tránh.
Tòa dùng án lệ để xử khiến một thời kỳ mới mở ra, thời kỳ mà ra tòa, người ta không thể thiếu luật sư. Người có việc ra tòa, ngoài việc tìm luật sư phù hợp, nên yêu cầu luật sư giải thích cơ sở pháp lý, gồm luật định và án lệ, của giải pháp mà luật sư định áp dụng. Từ đó, việc thắng/thua có thể được định đoạt.
Nguồn : Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư Hà Nội
Trường hợp áp dụng án lệ thì án lệ và tình tiết vụ việc đang được xử phải được viện dẫn trong phần nhận định của tòa, có thể trích dẫn nguyên văn những nội dung án lệ để làm rõ quan điểm của tòa án trong việc được xử. Trường hợp hội thẩm, thẩm phán thấy rằng án lệ không phù hợp để áp dụng nhưng một trong các bên đương sự, người bào chữa… đề nghị áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do không áp dụng án lệ trong bản án, quyết định của tòa án.
Hiện tại có 10 án lệ được công bố. Án lệ cùng với văn bản pháp luật là căn cứ để tòa án tuyên một vụ thắng/thua.
Khoảng 5 – 10 năm trước, khi pháp luật chưa đa dạng như bây giờ, chúng tôi chứng kiến nhiều người dân, do có việc ra tòa, tự tìm đọc luật. Tình trạng này chúng tôi gọi là “ tự tay chữa bệnh “. Có những người viện dẫn pháp luật mà thẩm phán phải nể. Một vị ở một huyện Hà Nội, từ chỗ nghiên cứu luật để đòi ao nhà mình, mà trở thành luật sư không bằng cấp, nhiều người nhờ cậy, thắng nhiều vụ.
Hiện tại mọi việc đã khác: Luật nhiều hơn, án lệ được liên tục công bố. Luật sư phải bỏ nhiều thời gian đọc luật và án lệ. Nhiều nội dung còn khiến các luật sư tranh cãi. Vì vậy, việc “ tự tay chữa bệnh “ là điều gì đó mà chúng tôi cho rằng người có việc ra tòa nên tránh.
Tòa dùng án lệ để xử khiến một thời kỳ mới mở ra, thời kỳ mà ra tòa, người ta không thể thiếu luật sư. Người có việc ra tòa, ngoài việc tìm luật sư phù hợp, nên yêu cầu luật sư giải thích cơ sở pháp lý, gồm luật định và án lệ, của giải pháp mà luật sư định áp dụng. Từ đó, việc thắng/thua có thể được định đoạt.
Nguồn : Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư Hà Nội
Share :