ÔNG ĐINH LA THĂNG BIẾT MẤT 800 TỶ VẪN GÓP VỐN CÓ VẤN ĐỀ GÌ VỀ TÂM THẦN KHÔNG
ÔNG ĐINH LA THĂNG BIẾT MẤT 800 TỶ VẪN GÓP VỐN CÓ VẤN ĐỀ GÌ VỀ TÂM THẦN KHÔNG
- Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, chỉ thể hiện quan điểm chủ quan người viết bài lúc viết bài. Quan điểm có thể thay đổi khi có thêm thông tin -
Sau phiên tòa xét xử hành vi liên quan tới dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình, ông Đinh La Thăng lại ra tòa vì hành vi quyết định góp 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương Ocean Bank. Do về sau, Ocean Bank được xác định là 0 đồng, nên 800 tỷ coi như mất. Ông Đinh La Thăng đã quyết định góp vốn nên phải chịu trách nhiệm về tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.- Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, chỉ thể hiện quan điểm chủ quan người viết bài lúc viết bài. Quan điểm có thể thay đổi khi có thêm thông tin -
Bào chữa cho ông Thăng là một đội luật sư giỏi. Luật sư Lê Văn Thiệp là một trong số đó. Người viết bài có hân hạnh làm cùng anh trong một vụ án hình sự. Người viết bài ấn tượng với năng lực diễn thuyết cũng như hiểu biết về pháp luật của anh. Bào chữa cho ông Thăng, như tin của báo Thanh Niên đưa, luật sư Lê Văn Thiệp nêu một số quan điểm:
- Thời điểm ông Thăng quyết định góp vốn lần 03, 100 tỷ, cho Ocean Bank, và cũng là lần khiến số vốn góp vi phạm trần góp vốn mà pháp luật khống chế thì Ngân hàng Nhà nước chưa có quy định cụ thể về việc không được góp vốn như vậy.
- Ông Thăng không có quyền tăng vốn Ocean Bank vì đây là việc của Ocean Bank.
- Việc ông Thăng chỉ đạo ký kết góp vốn vào Ocean Bank trước khi xin Thủ tướng duyệt chỉ có ý nghĩa là một thao tác trước khi xin chủ trương.
- Việc mất 800 tỷ do Ngân hàng Nhà nước, với quyết định mua Ocean Bank 0 đồng, gây ra.
Người viết bài mạo muội đóng góp thêm: Tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là tội danh có đặc thù:
- Người phạm tội phải biết là sẽ làm trái quy định nào đó của nhà nước nhưng vẫn làm.
- Việc làm trái gây ra hậu quả.
- Khi đưa ra quyết định làm trái, người phạm tội phải nhìn thấy trước hậu quả của việc làm trái, nhưng vẫn mong muốn hoặc có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra.
Mặt khác, nếu người viết bài biết một công ty sắp phá sản mà vẫn mua cổ phiếu của công ty đó, có lẽ người viết bài có vấn đề tâm thần.
Tham gia phiên tòa xử Hà Văn Thắm, người viết bài có nghe thấy anh ta nói rằng: Bạn tù của anh ta, khi nghe nói Hà Văn Thắm bị truy tố về hành vi gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp của mình, đã hỏi Hà Văn Thắm có vấn đề gì về tâm thần không, nếu có thì cứ nói thẳng với tòa để được xem xét chữa bệnh.
Vì vậy, nếu ông Thăng góp 800 tỷ khi biết số tiền này sẽ mất, logic tiếp theo của người bám giữ lập luận này nên là xem ông ấy có tâm thần không ( ? ).
Share :