LUẬT SƯ ĐƯỢC GẶP NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ VÀ CƠ HỘI VƯỢT THỬ THÁCH
LUẬT SƯ ĐƯỢC GẶP NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ VÀ CƠ HỘI VƯỢT THỬ THÁCH
Trước đó, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 chỉ quy định: Để gặp người bị tạm giữ, luật sư phải trình thẻ luật sư.
Cũng theo Bộ luật Tố tụng Hình sự, cơ quan công an có thể tạm giữ một người 09 ngày.
Cơ quan công an có thể lấy lời khai trong thời hạn tạm giữ. Thực tế trước đây thì việc luật sư tiếp cận người đang bị tạm giữ là điều gần như không thể. Trong khi đó, cơ quan công an thoải mái lấy lời khai trong khoảng thời gian này. Trong nhiều vụ án luật sư tham gia, họ đều nói rằng những lời khai quan trọng nhất, có thể buộc được tội người đang bị tạm giữ, thường được lấy một cách dồn dập trong 09 ngày tạm giữ. Nhất là khi nhà tạm giữ của công an gần ngay trụ sở công an huyện, tỉnh thì việc lấy lời khai chẳng có gì khó. Luật sư có được bào chữa cho khách hàng thì cũng chỉ bắt đầu khi khách hàng chuyển qua trại tạm giam. Lúc này, khách hàng có thể đã bị cuốn theo guồng buộc tội. Việc thay đổi lời khai thường rất khó được tòa chấp nhận.
Vấn đề là người bị tạm giữ, trong thời gian 09 ngày nói trên, cần tỏ ra kiên quyết. Nên tận dụng tối đa quyền im lặng. Chẳng có gì sai trái, tình trạng pháp lý của họ cũng không nghiêm trọng hơn nếu họ nói với điều tra viên: Tôi chỉ khai khi luật sư của tôi tới. Chính vì vậy, nếu luật sư được gặp người bị tạm giữ trong thời gian 09 ngày, người bị tạm giữ sẽ vững vàng hơn. Điều này cực kỳ quan trọng trong việc gỡ tội. Với một khoảng thời gian được kéo dãn ra, không bị lấy lời khai dồn dập, họ có thể hình dung một mô hình gỡ tội, sắp xếp ý tứ cần thiết, chủ động đối phó với các buổi lấy cung.
Sẽ tốt hơn cho người bị tạm giữ là họ biết trước một luật sư nào đó. Họ sẽ nói với công an rằng thuê luật sư đó bảo vệ. Họ cũng nên nói với người nhà để tìm gặp luật sư đó làm các thủ tục cần thiết gặp người bị tạm giữ. Luật sư, khi gặp người bị tạm giữ, cũng có thể cung cấp cho họ một mô hình gỡ tội hiệu quả.
- Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương –
Trước đó, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 chỉ quy định: Để gặp người bị tạm giữ, luật sư phải trình thẻ luật sư.
Cũng theo Bộ luật Tố tụng Hình sự, cơ quan công an có thể tạm giữ một người 09 ngày.
Cơ quan công an có thể lấy lời khai trong thời hạn tạm giữ. Thực tế trước đây thì việc luật sư tiếp cận người đang bị tạm giữ là điều gần như không thể. Trong khi đó, cơ quan công an thoải mái lấy lời khai trong khoảng thời gian này. Trong nhiều vụ án luật sư tham gia, họ đều nói rằng những lời khai quan trọng nhất, có thể buộc được tội người đang bị tạm giữ, thường được lấy một cách dồn dập trong 09 ngày tạm giữ. Nhất là khi nhà tạm giữ của công an gần ngay trụ sở công an huyện, tỉnh thì việc lấy lời khai chẳng có gì khó. Luật sư có được bào chữa cho khách hàng thì cũng chỉ bắt đầu khi khách hàng chuyển qua trại tạm giam. Lúc này, khách hàng có thể đã bị cuốn theo guồng buộc tội. Việc thay đổi lời khai thường rất khó được tòa chấp nhận.
Vấn đề là người bị tạm giữ, trong thời gian 09 ngày nói trên, cần tỏ ra kiên quyết. Nên tận dụng tối đa quyền im lặng. Chẳng có gì sai trái, tình trạng pháp lý của họ cũng không nghiêm trọng hơn nếu họ nói với điều tra viên: Tôi chỉ khai khi luật sư của tôi tới. Chính vì vậy, nếu luật sư được gặp người bị tạm giữ trong thời gian 09 ngày, người bị tạm giữ sẽ vững vàng hơn. Điều này cực kỳ quan trọng trong việc gỡ tội. Với một khoảng thời gian được kéo dãn ra, không bị lấy lời khai dồn dập, họ có thể hình dung một mô hình gỡ tội, sắp xếp ý tứ cần thiết, chủ động đối phó với các buổi lấy cung.
Sẽ tốt hơn cho người bị tạm giữ là họ biết trước một luật sư nào đó. Họ sẽ nói với công an rằng thuê luật sư đó bảo vệ. Họ cũng nên nói với người nhà để tìm gặp luật sư đó làm các thủ tục cần thiết gặp người bị tạm giữ. Luật sư, khi gặp người bị tạm giữ, cũng có thể cung cấp cho họ một mô hình gỡ tội hiệu quả.
Share :