LÀM SAO ĐỂ TẠI NGOẠI KHÔNG CẦN TRỢ GIÚP LUẬT SƯ
LÀM SAO ĐỂ TẠI NGOẠI KHÔNG CẦN TRỢ GIÚP LUẬT SƯ
- Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương. Bài viết có tính chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm khi hành nghề và không phải là lời tư vấn chính thức.
Biện pháp ngăn chặn được áp dụng để bị cáo không tiếp tục phạm tội, bỏ trốn hay hủy hoại chứng cứ. Nó thường được áp dụng ở những tội liên quan đến ma túy, giết người, cố ý gây thương tích. Với một số tội, như trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, buôn lậu, trốn thuế, tham ô…nó ít được áp dụng hơn. Nói chung, người được tại ngoại thường có nơi cư trú rõ ràng.
Trường hợp của ông Nguyễn Đăng Thảo khá đáng tiếc. Tội của ông thuộc loại không cần tạm giam.
Lẽ nhiên, bị cáo có bị tạm giam không phụ thuộc nhiều vào cơ quan tiến hành tố tụng. Công an, Viện Kiểm sát, tòa án đánh giá vụ việc thuộc loại phức tạp, được dư luận quan tâm, bị can, bị cáo có nhân thân phức tạp, hoặc có điều kiện để trốn… thì sẽ hạn chế cho bị can, bị cáo tại ngoại.
Tuy nhiên, bị can, bị cáo, người nhà vẫn có thể tác động ở mức độ nào đó để được tại ngoại. Một số việc mà người bị tạm giam, người nhà nên làm để hy vọng được tại ngoại là:
1.Hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng. Đề xuất tại ngoại để cơ quan tiến hành tố tụng giúp đỡ. Nói với điều tra viên về yêu cầu tại ngoại, giải thích lý do yêu cầu. Nêu yêu cầu trong những lần lấy cung. Có thể xin giấy để làm đơn, yêu cầu điều tra viên lưu trong hồ sơ. Thành khẩn nếu thấy tội danh áp dụng với mình đã rõ.
2.Nói với bác sỹ trại giam mình có bệnh. Khi bị tạm giam, thường các trại tạm giam tổ chức khám cho người bị tạm giam. Nói với bác sỹ mình có bệnh. Có loại bệnh có bệnh án thì yêu cầu người nhà nộp bản sao bệnh án. Thường người bị tam giam hay nói mình có các loại bệnh không bệnh án như huyết áp cao, mỡ máu, đau dạ dày, viêm đại tràng …
3.Yêu cầu được khám bệnh và điều trị trong trạm xá trại tạm giam. Người bị tạm giam nên nói điều này với quản giáo và đề nghị được giúp đỡ.
4.Sau khi được điều trị trong trạm xá trại tạm giam, yêu cầu được khám bệnh ở bệnh viện bên ngoài. Nói điều này với bác sỹ trại giam, cán bộ quản giáo và đề nghị được giúp đỡ.
5.Hết mỗi 2 tháng kể từ khi bị tạm giam, hoặc hết một giai đoạn vụ án như điều tra, truy tố, người nhà có đơn bảo lĩnh cho người bị tạm giam được tại ngoại. Người nhà nên có 2 người đứng bảo lĩnh. Nên làm đơn và có xác nhận nhân thân tốt của địa phương nơi người bảo lĩnh sinh sống.
Một số cách làm trên có thể giúp thay đổi tình trạng của người bị tạm giam. Lẽ nhiên, tác động lớn nhất vẫn thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Chỉ cơ quan này mới có thể quyết định tại ngoại hay không.
Share :