LÀM GÌ KHI QUYỀN IM LẶNG KHÔNG ĐƯỢC THỰC HIỆN?
Thời gian trước đây người ta rộ lên về một thứ quyền được gọi là “ quyền im lặng “. Người bị bắt được nhà chức trách thông báo: Anh/Chị có quyền im lặng cho đến khi luật sư của anh/chị đến. Điều này phổ biến ở Mỹ. Có vẻ như người ta muốn du nhập vào Việt Nam. Người ủng hộ quyền này, hẳn là phần lớn các luật sư đồng nghiệp của chúng tôi, đều cho rằng điều này là cần thiết. Nó đảm bảo việc người bị bắt không bị mớm cung, bức cung, dùng nhục hình. Khi có luật sư, người bị bắt được bảo vệ đúng luật định.
Hiện tại thì tranh luận về điều này tạm lắng.
Gần đây, dư luận sốc vì một đường dây ma túy lớn bị bóc gỡ. Ông trùm Văn Kính Dương, tức Trần Ngọc Hiếu, còn gọi là Hoàng Béo, bị bắt vì hành vi sản xuất ma túy tổng hợp. Theo một điều tra viên, từ ngày bị bắt, Hoàng Béo vẫn bình tĩnh khi làm việc với điều tra viên, chỉ thừa nhận những hành vi của mình khi điều tra viên có những chứng cứ mà anh ta không thể chối cãi, còn lại vẫn quanh co chối tội.
Gần như cùng thời gian với vụ bắt Hoàng Béo, luật sư văn phòng chúng tôi cũng tham gia bào chữa cho một khách hàng từ giai đoạn điều tra. Anh ta cùng nhóm tội với Hoàng Béo. Anh ta thậm chí còn hơn Hoàng Béo ở điểm là luôn có một khẩu súng trong người, sẵn sàng đấu đến cùng khi bị truy đuổi.
Giống Hoàng Béo, anh ta chỉ thừa nhận những gì mà cơ quan điều tra có chứng cứ. Trường hợp này ma túy, súng bắt được tại nơi ở. Nếu không có chứng cứ trực tiếp như vậy, anh ta chối mọi trách nhiệm khác. Anh ta bình tĩnh phản ứng với điều tra viên, yêu cầu ghi lại chuẩn xác những gì anh ta nói, ghi chú bên dưới biên bản hỏi cung ý mà anh ta muốn khai. Yêu cầu điều tra viên làm rõ một số nội dung. Anh ta nói với điều tra viên là nếu không đáp ứng, anh ta không ký vào bản cung. Cuối cùng thì anh ta vẫn ký vào bản cung. Lý do chính là điều tra viên đáp ứng tất cả yêu cầu của anh ta, ghi đúng cái anh ta muốn.
Chúng tôi cũng phải thừa nhận điều tra viên là một người kinh nghiệm và tận tụy với công việc. Anh ta giải thích đầy đủ luật cho bị can. Không ngại dành thời gian ghi đúng những gì mà bị can khai. Chúng tôi được biết đây là vụ cuối cùng anh làm trước khi nhận quyết định nghỉ hưu.
Quay lại chuyện quyền im lặng thì có thể thấy: Từ vụ Hoàng Béo và vụ chúng tôi tham gia, rõ ràng người bị bắt có quyền và đã sử dụng quyền của mình đúng như luật định cho họ. Ở đây cũng không có việc mớm cung, bức cung hay dùng nhục hình vì tâm lý của người bị bắt vẫn vững vàng. Người bị bắt có thể yêu cầu điều tra viên đính chính, hoặc tự tay ghi rõ những gì cần nói, có thể không chấp nhận bản cung nếu thấy cần thiết.
Vụ Trương Hồ Phương Nga, người đẹp bị tố lừa đảo, cũng cho thấy bị can hành xử đúng những gì mà luật định. Khi được điều tra viên hỏi, Trương Hồ Phương Nga nhất định không khai. Điều tra viên không ghi được bản cung nào từ Nga khi Nga bị tạm giam.
Lẽ nhiên, việc người bị bắt chối tội không có nghĩa là họ vô tội. Giống như một người nhận tội không có nghĩa là họ có tội. Có tội hay vô tội còn dựa vào những chứng cứ khác, lời khai khác tại quá trình từ điều tra – truy tố - xét xử. Thực hiện pháp luật đúng đắn, quang minh như điều tra viên trong trường hợp của chúng tôi thì khó lòng sự thật khách quan lại không được chứng minh.
Theo nhiều luật sư có kinh nghiệm tham gia bào chữa các vụ án hình sự từ giai đoạn điều tra thì: Hiện tại, phần lớn cơ quan điều tra cấp quận huyện đều có nhà tạm giữ. Nhà tạm giữ nằm ngay trong khuôn viên cơ quan điều tra. Do vậy, điều tra viên có thể vào hỏi cung bất cứ lúc nào kể cả từ 22 giờ là thời điểm luật cấm hỏi cung, hoặc thậm chí làm bất cứ điều gì ( ám chỉ dùng nhục hình ) vì người bị bắt vẫn nằm trong tay họ, chưa được đưa đến trại tạm giam là nơi quản lý của một đơn vị công an khác, và đơn vị công an này có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe, sinh mạng, quyền hợp pháp của người bị giam.
Điều này nghĩa là khi điều tra viên vào lấy cung tại trại tạm giam phải được sự cho phép và chịu sự quản lý của công an trại tạm giam. Công an trại tạm giam có quyền ngăn chặn bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào trong khuôn viên trại tạm giam. Người viết bài đã từng chứng kiến tại một trại tạm giam tỉnh, sau khi điều tra viên lấy phòng và hỏi cung bị can thì đột nhiên bị can hô: “ Thầy quản ơi công an đánh người! “. Và thế là công an trại giam lao vào can thiệp. Việc lấy cung dừng lại luôn.
Thực tế, các bản cung quan trọng nhất trong đại đa số các vụ án hình sự do công an cấp quận, huyện điều tra đều được lấy trong thời hạn người bị bắt còn bị tạm giữ tại nhà tạm giữ công an quận, huyện. Phần lớn số này không có sự chứng kiến của luật sư.
Tuy nhiên, giả định trong thời gian tạm giữ, người bị bắt đã khai điều gì đó bất lợi, lúc khai lại không có luật sư, tức là quyền im lặng không được thực hiện, thì anh ta/chị ta vẫn có thể khai lại khi được đưa lên trại tạm giam. Trại tạm giam vẫn cung cấp giấy bút để anh ta/chị ta viết đơn từ cần thiết để có thể gửi cơ quan điều tra hay cơ quan kiểm sát.
Và tốt hơn cả là khi khai lại như vậy, anh ta/chị ta nên có luật sư ngồi cạnh. Luật sư sẽ vào trợ giúp anh ta/chị ta nếu được người nhà mời. Anh ta/chị ta chỉ cần thể hiện quan điểm chấp nhận luật sư khi điều tra viên vào làm việc và hỏi có chấp nhận luật sư không. Nếu chấp nhận luật sư, cơ quan điều tra sẽ tạo điều kiện cho luật sư tham gia các hoạt động điều tra như lấy cung.
Nguồn : - Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, và chỉ thể hiện quan điểm chủ quan của người viết lúc viết bài –
Hiện tại thì tranh luận về điều này tạm lắng.
Gần đây, dư luận sốc vì một đường dây ma túy lớn bị bóc gỡ. Ông trùm Văn Kính Dương, tức Trần Ngọc Hiếu, còn gọi là Hoàng Béo, bị bắt vì hành vi sản xuất ma túy tổng hợp. Theo một điều tra viên, từ ngày bị bắt, Hoàng Béo vẫn bình tĩnh khi làm việc với điều tra viên, chỉ thừa nhận những hành vi của mình khi điều tra viên có những chứng cứ mà anh ta không thể chối cãi, còn lại vẫn quanh co chối tội.
Gần như cùng thời gian với vụ bắt Hoàng Béo, luật sư văn phòng chúng tôi cũng tham gia bào chữa cho một khách hàng từ giai đoạn điều tra. Anh ta cùng nhóm tội với Hoàng Béo. Anh ta thậm chí còn hơn Hoàng Béo ở điểm là luôn có một khẩu súng trong người, sẵn sàng đấu đến cùng khi bị truy đuổi.
Giống Hoàng Béo, anh ta chỉ thừa nhận những gì mà cơ quan điều tra có chứng cứ. Trường hợp này ma túy, súng bắt được tại nơi ở. Nếu không có chứng cứ trực tiếp như vậy, anh ta chối mọi trách nhiệm khác. Anh ta bình tĩnh phản ứng với điều tra viên, yêu cầu ghi lại chuẩn xác những gì anh ta nói, ghi chú bên dưới biên bản hỏi cung ý mà anh ta muốn khai. Yêu cầu điều tra viên làm rõ một số nội dung. Anh ta nói với điều tra viên là nếu không đáp ứng, anh ta không ký vào bản cung. Cuối cùng thì anh ta vẫn ký vào bản cung. Lý do chính là điều tra viên đáp ứng tất cả yêu cầu của anh ta, ghi đúng cái anh ta muốn.

Chúng tôi cũng phải thừa nhận điều tra viên là một người kinh nghiệm và tận tụy với công việc. Anh ta giải thích đầy đủ luật cho bị can. Không ngại dành thời gian ghi đúng những gì mà bị can khai. Chúng tôi được biết đây là vụ cuối cùng anh làm trước khi nhận quyết định nghỉ hưu.
Quay lại chuyện quyền im lặng thì có thể thấy: Từ vụ Hoàng Béo và vụ chúng tôi tham gia, rõ ràng người bị bắt có quyền và đã sử dụng quyền của mình đúng như luật định cho họ. Ở đây cũng không có việc mớm cung, bức cung hay dùng nhục hình vì tâm lý của người bị bắt vẫn vững vàng. Người bị bắt có thể yêu cầu điều tra viên đính chính, hoặc tự tay ghi rõ những gì cần nói, có thể không chấp nhận bản cung nếu thấy cần thiết.
Vụ Trương Hồ Phương Nga, người đẹp bị tố lừa đảo, cũng cho thấy bị can hành xử đúng những gì mà luật định. Khi được điều tra viên hỏi, Trương Hồ Phương Nga nhất định không khai. Điều tra viên không ghi được bản cung nào từ Nga khi Nga bị tạm giam.
Lẽ nhiên, việc người bị bắt chối tội không có nghĩa là họ vô tội. Giống như một người nhận tội không có nghĩa là họ có tội. Có tội hay vô tội còn dựa vào những chứng cứ khác, lời khai khác tại quá trình từ điều tra – truy tố - xét xử. Thực hiện pháp luật đúng đắn, quang minh như điều tra viên trong trường hợp của chúng tôi thì khó lòng sự thật khách quan lại không được chứng minh.
Theo nhiều luật sư có kinh nghiệm tham gia bào chữa các vụ án hình sự từ giai đoạn điều tra thì: Hiện tại, phần lớn cơ quan điều tra cấp quận huyện đều có nhà tạm giữ. Nhà tạm giữ nằm ngay trong khuôn viên cơ quan điều tra. Do vậy, điều tra viên có thể vào hỏi cung bất cứ lúc nào kể cả từ 22 giờ là thời điểm luật cấm hỏi cung, hoặc thậm chí làm bất cứ điều gì ( ám chỉ dùng nhục hình ) vì người bị bắt vẫn nằm trong tay họ, chưa được đưa đến trại tạm giam là nơi quản lý của một đơn vị công an khác, và đơn vị công an này có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe, sinh mạng, quyền hợp pháp của người bị giam.
Điều này nghĩa là khi điều tra viên vào lấy cung tại trại tạm giam phải được sự cho phép và chịu sự quản lý của công an trại tạm giam. Công an trại tạm giam có quyền ngăn chặn bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào trong khuôn viên trại tạm giam. Người viết bài đã từng chứng kiến tại một trại tạm giam tỉnh, sau khi điều tra viên lấy phòng và hỏi cung bị can thì đột nhiên bị can hô: “ Thầy quản ơi công an đánh người! “. Và thế là công an trại giam lao vào can thiệp. Việc lấy cung dừng lại luôn.
Thực tế, các bản cung quan trọng nhất trong đại đa số các vụ án hình sự do công an cấp quận, huyện điều tra đều được lấy trong thời hạn người bị bắt còn bị tạm giữ tại nhà tạm giữ công an quận, huyện. Phần lớn số này không có sự chứng kiến của luật sư.
Tuy nhiên, giả định trong thời gian tạm giữ, người bị bắt đã khai điều gì đó bất lợi, lúc khai lại không có luật sư, tức là quyền im lặng không được thực hiện, thì anh ta/chị ta vẫn có thể khai lại khi được đưa lên trại tạm giam. Trại tạm giam vẫn cung cấp giấy bút để anh ta/chị ta viết đơn từ cần thiết để có thể gửi cơ quan điều tra hay cơ quan kiểm sát.
Và tốt hơn cả là khi khai lại như vậy, anh ta/chị ta nên có luật sư ngồi cạnh. Luật sư sẽ vào trợ giúp anh ta/chị ta nếu được người nhà mời. Anh ta/chị ta chỉ cần thể hiện quan điểm chấp nhận luật sư khi điều tra viên vào làm việc và hỏi có chấp nhận luật sư không. Nếu chấp nhận luật sư, cơ quan điều tra sẽ tạo điều kiện cho luật sư tham gia các hoạt động điều tra như lấy cung.
Nguồn : - Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, và chỉ thể hiện quan điểm chủ quan của người viết lúc viết bài –
Share :