HÔN NHÂN:TỪ VỤ NHẬT KIM ANH,CÁCH DÙNG ỦY QUYỀN

HÔN NHÂN:TỪ VỤ NHẬT KIM ANH,CÁCH DÙNG ỦY QUYỀN
-Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội -
Người được ủy quyền vẫn hữu ích khi giành quyền nuôi con
Người được ủy quyền vẫn hữu ích khi giành quyền nuôi con
          Diễn viên ca sĩ Nhật Kim Anh tranh chấp quyền nuôi con với chồng cũ từ vài ba năm nay. Vụ việc phát sinh một vấn đề rất lý thú: Người ta có thể có đại diện trong việc chấm dứt tình cảm, giành quyền nuôi con trong vụ ly hôn không?
          Thực tế thì Nhật Kim Anh đã chấm dứt tình cảm với chồng cũ. Cô chỉ tranh chấp quyền nuôi con. Tòa án thành phố Hồ Chí Minh xử phúc thẩm đã tạm dừng phiên tòa chiều 9/8 để xem xét các chứng cứ. Vấn đề là Diệp Lâm Anh, người đòi quyền nuôi con lại vắng mặt và một ca sĩ khác, bạn Diệp Lâm Anh là người được ủy quyền.
          Trong các vụ ly hôn, người ta thường chỉ ủy quyền khi có tranh chấp tài sản. Luật dân sự thường phân chia quyền tài sản và quyền nhân thân. Một người có quyền tài sản gồm chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó. Người đó cũng có thể ủy quyền cho người khác các quyền tài sản của mình. Hoàn toàn có thể ủy quyền cho một người thay mặt mình đòi một căn nhà khi ly hôn, cho phép họ đứng tên chủ mới căn nhà đòi được, cho phép họ sử dụng tiền bán nhà.
         Các quyền nhân thân, như quyền với tên tuổi của mình, quyền thương yêu chăm sóc vợ chồng, con cái, quyền chấm dứt tình cảm với một người… thì không thể ủy cho ai. Không thể có chuyện A ủy quyền cho B yêu thương hộ, hay là mang đơn ra tòa ly dị C được.  
         Chăm sóc con cái cũng là quyền nhân thân. Nó là riêng biệt, gắn bó với từng người là cha là mẹ. Một người có thể thuê cô bảo mẫu về để cơm nước, giặt giũ, dỗ dành con cái họ, nhưng không thể nói cô bảo mẫu là người được bố mẹ đứa bé ủy quyền chăm sóc con.
         Vấn đề ủy quyền khi chấm dứt tình cảm hoặc giành quyền nuôi con nếu được tòa chấp nhận thì có thể chỉ là để tạo điều kiện để đương sự có thêm người trợ giúp mình. Người này có thể thay mặt đương sự ra tòa để nhận văn bản tống đạt, nộp đơn yêu cầu. Người này cũng có thể nhân danh người ủy quyền cho mình đi làm một số việc, ví dụ thu thập thông tin liên quan đến bố hay mẹ đang giữ đứa trẻ, tình trạng học tập, nuôi dưỡng, chăm sóc đưa trẻ. Với sự thụ động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội hiện tại, thì rất có thể họ không chấp nhận người được ủy quyền khi người này đến đó làm việc, “ cứ bảo ai thuê anh thì đến đây! “.
         Nếu là cánh tay nối dài của đương sự và có điều kiện kinh tế, rất nên ủy quyền cho ai đó khi ra tòa chỉ để chấm dứt tình cảm hay giành quyền nuôi con. Họ có thể giúp ích trong nhiều trường hợp. Như trong trường hợp của Nhật Kim Anh, cô là ca sĩ và có thể vì lịch biểu diễn mà không thể lên tòa làm việc, người đại diện của cô lên tòa chỉ để nghe thông báo tòa lùi việc xét xử vào một ngày khác. Tất nhiên, khác với ủy quyền trong tranh chấp tài sản, trong trường hợp này đương sự vẫn phải có mặt tại tòa thường xuyên.
         Vậy, cách dùng người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp ra tòa chỉ để chấm dứt tình cảm hay giành quyền nuôi con là gì?
1/Nên làm giấy ủy quyền rõ ràng: Xác định rõ quyền mà đương sự ủy thác cho người đại diện là gì? Có thể là quyền nhận văn bản tống đạt, nộp đơn từ, đi thu thập các chứng cứ cần thiết phục vụ cho phiên tòa…
2/Nên có mặt tại tòa trong phần lớn thời gian làm việc. Chấm dứt tình cảm hay giành quyền nuôi con là quyền nhân thân, vì vậy đương sự phải trực tiếp thực hiện.
3/Nên dùng người đại diện như là người trợ lý tham gia phiên tòa. Người đại diện có thể ngồi ghi chép, thay mặt mình đi thu thập chứng cú, giải thích rõ ràng hơn các ý kiến đương sự trình bày.
4/Các yêu cầu quan trọng, như áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thay đổi người nuôi dưỡng, đóng tiền nuôi con, yêu cầu tòa trợ giúp thu thập chứng cứ… nên để chính đương sự thực hiện,