HÔN NHÂN: LY THÂN KHÔNG BÁO TRƯỚC – NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM

HÔN NHÂN: LY THÂN KHÔNG BÁO TRƯỚC – NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM
  • Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư Hà Nội -
  • Một số trường hợp phụ nữ nên ly thân không cần báo đối phương
    Một số trường hợp phụ nữ nên ly thân không cần báo đối phương
     Trong quan hệ vợ chồng, luôn tồn tại “ lằn ranh đỏ “ – giới hạn mà sự vi phạm không thể vượt qua. Còn nếu cứ vượt qua, quan hệ vợ chồng phải chấm dứt. Thậm chí người phụ nữ nên chủ động ly thân kiểu ra đi không báo trước.
     Ly thân là việc vợ chồng tạm thời không chung sống. Ly thân xảy ra nhiều trên thực tế. Có những cặp vợ chồng ly thân cả chục năm rồi mới ly dị. Tuy vậy, ly thân không được pháp luật quy định.
     Quan điểm của chúng tôi, trong đa số trường hợp, người phụ nữ nên đề cập thẳng thắn với chồng mình việc ly dị. Nỗ lực đạt được các thỏa thuận về tài sản, con cái. Việc ra tòa chỉ còn là thủ tục. Một số trường hợp khác, ly thân là bước đi đơn phương của người phụ nữ. Sau đó, người phụ nữ làm đơn ra tòa xin ly hôn đơn phương. Có thể nói đây là cuộc chạy trốn hôn nhân của người phụ nữ.
     Việc chạy trốn hôn nhân – ly thân như vậy thường trong các trường hợp: Phụ nữ bị bạo hành gia đình; phụ nữ mâu thuẫn với chồng đến mức không thể nói chuyện… Trong những trường hợp này, ly thân – không cần nói với chồng – là điều cần thiết. Nó giúp phụ nữ thoát khỏi cuộc sống bó buộc, tù túng, bạo lực. Nó khiến phụ nữ có thể tái định hướng để đi bước tiếp theo là đâm đơn ra tòa.
     Tuy vậy, việc ra đi vội vã có thể khiến người phụ nữ quên một số việc: Không mang theo giấy tờ tùy thân; không có giấy tờ về tài sản; không nắm được việc nợ nần; không có đăng ký kết hôn… Điều này khiến việc đâm đơn ra tòa ly dị trở nên khó khăn.
     Một số lưu ý khi phụ nữ chọn ly thân không bàn bạc với chồng:
1.Dứt khoát chọn ly thân mà không cần thông báo cho đối phương nếu là nạn nhân của bạo lực gia đình; gia đình mâu thuẫn trầm trọng không thể ngồi nói chuyện.
2.Giữ bí mật nơi ở càng lâu càng tốt.
3.Chọn một chỗ phù hợp để sống sau khi ra đi cần có sự tìm hiểu, tính toán kĩ từ trước. Chọn đúng thời điểm để ra đi không nguy hiểm đến bản thân. Nếu mang con cái theo cần giải thích kỹ cho con cái và đề nghị con cái giúp đỡ.
4.Mang theo những giấy tờ có thể mang: Giấy tờ tùy thân, đăng ký kết hôn, Sổ Đỏ, phô tô giấy tờ tùy thân đối phương, đăng ký kinh doanh, khế ước nhận nợ… Vì vậy, trước khi ra đi phải có thời gian chuẩn bị và thu thập giấy tờ này.
5.Khi ra tòa, có thể yêu cầu tòa không cung cấp thông tin cho đối phương về nơi ở mới.