HÔN NHÂN: LÀM SAO CHIA TÀI SẢN KHI CÒN HÔN NHÂN

HÔN NHÂN: LÀM SAO CHIA TÀI SẢN KHI CÒN HÔN NHÂN
  • Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư Hà Nội -
  • Chia tài sản khi còn hôn nhân tốt cho việc làm ăn kinh doanh
    Chia tài sản khi còn hôn nhân tốt cho việc làm ăn kinh doanh
          Hôn nhân là thời kỳ mà vợ hay chồng có thể kiếm nhiều tiền nhất. Tài sản chung gia tăng. Vài vấn đề có thể phát sinh: Một người kiếm nhiều tiền hơn hẳn người kia; một trong hai người muốn khởi nghiệp; hai người sống ly thân và muốn rành mạch tiền nong; rồi rủi ro, nợ nần của một trong hai... Chuyện tiền nong kiểu này có thể được giải quyết bằng việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
          Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bắt buộc là văn bản. Với nhà đất có Sổ Đỏ, ô tô... vợ chồng phải lập văn bản có công chứng.
          Vợ chồng cũng có thể thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung bằng văn bản.
          Vợ chồng có thể yêu cầu tòa án công nhận thỏa thuận.
          Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi:
-Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình;  của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
-Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ; nghĩa vụ nộp thuế; nghĩa vụ khác về tài sản.
          Thực tế ở Việt Nam, quy định này ít được vận dụng, cho dù rất hay. Việc này dẫn đến các tranh chấp đáng tiếc, ví dụ như vụ ly hôn của ông chủ Trung Nguyên. Người Việt duy tình. Nếu vợ hay chồng đặt vấn đề chia tài sản khi còn hôn nhân, người kia sẽ nghi ngờ, cảm thấy bị xúc phạm.
          Một số lời khuyên khi tính đến việc chia tài sản trong hôn nhân:
1.Nên xác định chia tài sản trong hôn nhân nếu một trong hai người tính góp vốn làm ăn, hoặc thu nhập từ kinh doanh, đầu tư của một người tăng cao.
2.Có thể không nhất thiết phải chia tất cả tài sản. Tối thiểu xác định sự độc lập về thu nhập của mỗi người.
3.Xác định mức góp cho các “ quỹ “ chi dùng cho các khoản: nuôi dạy con cái, chi phí cho đời sống gia đình...
4.Nếu có các khoản nợ trước khi chia tài sản, hãy xác định trách nhiệm trả nợ.
5.Không thừa khi nói rõ trách nhiệm của mỗi người với các khoản nợ sau này.