HÔN NHÂN: CÁCH LẬP THỎA THUẬN HÔN NHÂN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
HÔN NHÂN: CÁCH LẬP THỎA THUẬN HÔN NHÂN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
- Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư Hà Nội -
-
Các cặp trai Tây gái Việt nên lập thỏa thuận
Trước tiên sơ qua về pháp luật Việt Nam với hôn nhân với người nước ngoài. Nếu việc kết hôn ở Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện kết hôn có thể kể ra như:
-Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi.
-Cấm kết hôn giả tạo: Kết hôn với mục đích xuất cảnh, nhập tịch chẳng hạn.
-Cấm kết hôn với người đang có vợ, chồng.
Việc đăng ký kết hôn diễn ra tại Ủy ban Nhân dân quận, huyện.
Về tài sản, người nước ngoài có quyền sở hữu tài sản tương tự người Việt Nam. Tuy nhiên, có chút hạn chế sở hữu bất động sản. Người nước ngoài được sở hữu bất động sản ở Việt Nam với thời hạn 50 năm, nhưng có thể được gia hạn.
Ngoài tình cảm, một cuộc hôn nhân gái Việt trai Tây thường gặp phải các vấn đề như con cái, tài sản. Các vấn đề này đều có thể thỏa thuận và lập thành văn tự. Thiếu thỏa thuận có thể dẫn đến thiệt thòi của anh Tây nào đó.
Thỏa thuận văn bản của đôi gái Việt trai Tây nên có nội dung chính gì? Trai Tây thường là người có công việc tốt, thu nhập cao ở Việt Nam. Một số đem tài sản tích cóp được trước nay để mua nhà rước gái Việt về. Vấn đề tài sản chung riêng hẳn nên được xem xét. Họ sinh con đẻ cái ở Việt Nam. Cứ theo luật quốc tịch thì trẻ em sinh ra trên đất Việt Nam được coi là có quốc tịch Việt Nam. Vậy nên, con của gái Việt với trai Tây nên mang quốc tịch nào nên được cả hai tính toán. Rồi những thứ khác nữa mà hẳn là dân Âu Mỹ quen thuộc nhưng mới lạ so với người Việt Nam như lỗi trong hôn nhân, hậu quả mà người có lỗi phải gánh chịu...
Vài gợi ý của luật sư giành cho các cặp vợ chồng gái Việt trai Tây ( hay ngược lại ) để thỏa thuận, ghi nhận thành văn bản những thứ có thể ảnh hưởng đến hôn nhân của họ:
1.Xác định tài sản chung, tài sản riêng từng người. Xác định đưa tài sản riêng gì vào khối tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
2.Xác định mức, nguyên tắc đóng góp của hai người vào khối tài sản chung sau khi hôn nhân hình thành. Xác định mức chi tiêu, nguồn tiền, trách nhiệm từng người với chi phí duy trì cuộc sống chung.
3.Xác định người đứng tên, cách sử dụng, định đoạt các tài sản có giá trị như nhà, xe, tàu thuyền..., quyền điều hành nếu góp vốn kinh doanh.
4.Xác định quốc tịch con cái, cách nuôi dạy con, nơi học tập của con, nguồn tiền và người đóng góp nuôi dạy con cái.
5.Xác định trách nhiệm với gia đình của cả hai, trong đó có trách nhiệm không phản bội, lừa dối, bạo hành... mà nếu ai vi phạm sẽ bị coi là có lỗi dẫn đến hôn nhân tan vỡ. Mức chịu thiệt khi phân chia tài sản của người có lỗi dẫn đến hôn nhân tan vỡ.
6.Xác định thứ pháp luật Việt Nam hay của nước người kia là công dân để giải quyết các mâu thuẫn hôn nhân.
7.V.v...
Share :