HÔN NHÂN:CÁCH ĐƯỢC CHIA TÀI SẢN CHUNG KHI KHÔNG CÓ ĐÓNG GÓP
HÔN NHÂN:CÁCH ĐƯỢC CHIA TÀI SẢN CHUNG KHI KHÔNG CÓ ĐÓNG GÓP
- Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội -
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản hình thành từ khi đăng ký kết hôn đến khi ra tòa ly hôn. Nó bao gồm tài sản của riêng từng người, chấp nhận đóng góp vào khối tài sản chung. Nó cũng gồm các khoản mà hai vợ chồng làm ra, kể cả lương hay lợi nhuận kinh doanh mỗi người làm được, các khoản được tặng cho chung.
Khi ra tòa, tỷ lệ cân bằng 50 – 50, mỗi người nửa tài sản được người trong cuộc xác định trước nhất. Thực tế không chắc như vậy. Nếu một người đóng góp nhiều hơn trong khối tài sản chung thì người đó sẽ được chia phần lớn hơn, như trong ví dụ về người chồng có vợ là đại gia kia, tỉ lệ 30 – 70, trong đó phần lớn cho nữ đại gia, được áp dụng. Người ta cũng có thể thấy các tỉ lệ khác, 40 – 60, 45 – 55…Tí lệ này phụ thuộc nhiều thứ, ngoài phần đóng góp, cũng có thể là nguồn gốc tài sản, ví dụ bố mẹ cho con gái cái nhà, sau đó người vợ nhập vào khổi tài sản chung chẳng hạn, thì cũng có thể không chia đều.

1/Vượt qua định kiến không đóng góp gì thì không được gì. Người không đóng góp gì, như là người chỉ làm nội trợ chẳng hạn, có đóng góp là giữ gia đình bình an, yên ổn, từ đó người kia mới có thành công trong lĩnh vực họ chọn.
2/Bạn không thể đòi tài sản khi không có chứng cứ về sự có mặt tài sản đó. Người không đóng góp gì thường bị động trong việc lưu giữ các chứng cứ tái sản. Khi đòi tài sản, nên có thu thập đầy đủ chứng cứ về tài sản, như bản photocopy giấy tờ tài sản, các giấy tờ cần thiết…Để có chứng cứ này, bạn nên có thời gian chuẩn bị, tìm kiếm trước khi đâm đơn kiện ra tòa.
3/Việc phải đóng trước tạm ứng án phí, khoảng 2,5% tổng số tài sản muốn đòi cũng là vấn đề với người không đóng góp gì. Nên chuẩn bị chi phí tại tòa trong một khoảng thời gian phù hợp.
4/Nên thử thỏa thuận phân chia tài sản trước khi nhờ tòa chia theo luật định. Trực tiếp thực hiện việc này khá khó, xét về mặt tâm lý. Bạn nên thông qua trung gian, ví dụ có một luật sư. Đã là thỏa thuận thì nên nhớ mục đích sau cùng là mau chóng nhận được các giá trị vật chất, và cần nhượng bộ đối phương.
5/Khi cần phải đưa việc chia tài sản ra tòa, người không có đóng góp nên có luật sư hỗ trợ, để đưa ra và kiên định với các yêu cầu chia tài sản, đồng thời để tránh mất phương hướng. Luật sư sẽ giúp khai thác tối đa thực tế đã có quan hệ hôn nhân giữa hai người và một số giao dịch chỉ có thể được thực hiện khi có hai vợ chồng. Nên nhớ các tỷ lệ 30 – 70, 40 – 60… đồng thời một thực tiễn xét xử là tòa ưu tiên đảm bảo tính nguyên vẹn của tài sản cho người có công hình thành tài sản, từ đó có yêu cầu linh hoạt.
Share :