HÔN NHÂN:CÁCH ĐỂ U50 LI HÔN ÊM ĐẸP

HÔN NHÂN:CÁCH ĐỂ U50 LI HÔN ÊM ĐẸP
  • Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội –
  • Ly hôn không trẻ cần thỏa thuận tính đến cuộc sống sau này mỗi người
    Ly hôn không trẻ cần thỏa thuận tính đến cuộc sống sau này mỗi ngườivawn 
          Thực tế là tỷ lệ ly hôn đang tăng. Đến 2045, Việt Nam có thể trở thành nước phát triển. Tuy vậy, nói riêng về tỷ lệ ly hôn, Việt Nam đã tương đương với quốc gia phát triển từ cả năm bảy năm trước. Theo thống kê năm 2017, tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ ly hôn sau 5 năm đầu chung sống là khoảng một phần ba. Những người này thuộc giới trẻ. Người viết thiếu con số thống kê về độ tuổi ly hôn và số năm chung sống, nhưng từ kinh nghiệm hành nghề, có thể khẳng định người ly hôn ở tầm 40 tuổi trở lên không hề hiếm. Số lượng những người từ 50 tuổi trở lên, đối tượng mà người viết muốn nói đến trong bài viết này, làm đơn ly hôn gửi tòa cũng ngày càng tăng. Người viết đã chứng kiến khi đến một tòa ở Hà Nội: Trong khoảng 2 giờ buổi sáng, từ 8.30 đến 10.30, có 5 cặp đưa nhau đến tòa nộp đơn ly hôn thì 4 cặp trong số đó trên 50, có một cặp trên 60.
          Ly hôn là việc bất đắc dĩ. Tuy vậy cũng có điểm tốt: Vợ chồng giải thoát cho nhau, mỗi người thoải mái nhào nặn đời minh, người kia không mè nheo nhiếc móc. Ly hôn có thể tốt nhất với các cặp chung sống 5 năm đầu. Với những người trên 50, nhìn về tương lai đã thấy quyển sổ hưu thì ly hôn thật cám cảnh, nhưng nó cũng là cái mà họ tính rất kĩ. Khi cứ nhất định ra tòa, vợ chồng U50 hẳn quyết tâm lắm.
          Dù sao, ly hôn của U50 khác ly hôn U20. U50 đều có con cái, một số đang ở ngưỡng quan trọng của cuộc đời, như là chuẩn bị thi hết cấp, thi đại  học, chuẩn bị du học, thậm chí chuẩn bị kết hôn. U50 không nhiều thì ít đều có tài sản, sự nghiệp đang ổn định, một số có sự nghiệp thăng tiến. Họ cũng ở tuổi chín chắn, chịu đựng nhau cũng đã đủ để hành xử kiểu khác so với tuổi trẻ.
          Một số lời khuyên cho các vợ chồng U50 khi đối mặt với một vụ ly dị:
1/Hướng tới chia tay văn minh. Bảo vệ danh dự, uy tín. Thỏa hiệp về các vấn đề tài sản, con cái. Từ đó thỏa hiệp ly hôn đồng thuận. Thời gian ở tòa càng ít càng tốt.
2/Về tình cảm, U50 thừa biết cái gì dẫn đến tan vỡ hôn nhân. Tuy nhiên, nên thống nhất một công thức: Ra tòa chỉ nói không hợp trong cuộc sống. Nếu không cần thiết, không cần truy nguyên lý do dẫn tới ly hôn, nhất là lý do ngoại tình.
3/Về con cái: Nếu con cái các cặp U50 đang ở thời điểm bước ngoặt, như thi hết cấp, thi đại học, chuẩn bị du học, chuẩn bị ra trường, đang xin việc, chuẩn bị kết hôn… thì hoàn toàn có thể xem xét lùi thời điểm ra tòa. Nên có cam kết đóng góp vật chất cho con cái để tiếp tục học, xin việc, ổn định cuộc sống….
4/Về tài sản: Liệt kê đầy đủ các tài sản. Nếu cần phô tô gửi đối phương giấy tờ tài sản, ví dụ phô tô Sổ Đỏ. Không công khai tài sản với đối phương có thể dẫn tới kiện cáo kéo dài, không ai dùng được tài sản. Thỏa thuận chia tài sản theo nguyên tắc dễ trước khó sau. Không nhất thiết đòi 50 – 50.
5/Cũng về tài sản: Các yêu sách tài sản có tính đến tương lai tiếp theo của vợ chồng khi hôn nhân chấm dứt. Ví dụ sau hôn nhân, cả hai cần ổn định chỗ ở, cuộc sống, công việc… vậy tài sản chia cho mỗi người nên khiến người đó có thể an cư.
6/Ghi nhận thỏa thuận bằng văn bản, nên nhớ ngoài văn bản hai vợ chồng ký tên bên dưới, quan trọng nhất là thực hiện những thứ ghi trong văn bản đó. Vì vậy nên quy định chặt chẻ giám sát quá trình chia tài sản, trách nhiệm của người kia nếu không giao tài sản. Khi tòa có cơ chế công nhận thỏa thuận này thì cần yêu cầu tòa ra quyết định công nhân việc hai người chia tài sản.
------------
Bài viết này và những bài khác chỉ có tính chất gợi ý, tham khảo. Bạn nên có luật sư giải thích, hướng dẫn khi có tình huống pháp lý. Gửi email cho chúng tôi qua địa chỉ: luatsulevinh@gmail.com để có đánh giá cơ hội và đề xuất hành động khi bạn gặp vấn đề pháp lý. Việc đánh giá, đề xuất hoàn toàn miễn phí.