HÔN NHÂN: BỐN CÁCH THỨC GIỮ HÔN NHÂN KHI LÂM VÀO TÌNH TRẠNG NỢ NẦN
HÔN NHÂN: BỐN CÁCH THỨC GIỮ HÔN NHÂN KHI LÂM VÀO TÌNH TRẠNG NỢ NẦN
- Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư Hà Nội -
-
Hoàn toàn có thể chung sống và hóa giải nợ nần không cần ly hôn
Tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng khá nhanh. Một con số thống kê cho thấy tỷ lệ này là 31,4%. Kinh tế là một trong các lý do ly hôn. Có thể do làm ăn thất bát, có thể hai người thu nhập không đủ, có thể do cờ bạc, có thể nợ nần như ví dụ trên.
Giở Luật Hôn nhân Gia đình thì thấy ly hôn gồm ly hôn đồng thuận và ly hôn đơn phương. Điều 55 nói về ly hôn đồng thuận, hai người đồng ý chấm dứt hôn nhân. Điều 56 nói về ly hôn đơn phương, một người đâm đơn, tòa sẽ xem “ tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được “ trước khi ra một bản án. Như ví dụ trên, nếu người vợ muốn giữ hôn nhân, nhưng người chồng nhất định đâm đơn ra tòa, thì tòa sẽ cho ly hôn.
Nói luật thì dễ. Luật hôn nhân chỉ như cái áo bọc. Cuộc sống chung của hai người là cơ thể mà cái áo bao bọc. Nó quyết định cách luật hôn nhân được vận dụng. Mà cách đi đến những cái đích trong một cuộc hôn nhân lại chi phối cuộc sống chung. Những cái đích, có thể nói là: Sự chăm sóc lẫn nhau, sự cộng tồn, sự chăm sóc nuôi dạy con cái, sự báo hiếu với cha mẹ hai bên. Nếu vậy, nợ nần không thể khiến con đường đi đến đích bị ngăn trở.
Vì vậy, người viết trả lời người hỏi là: Hãy nói với chồng rằng nếu chỉ vì nợ nần thì không đáng để ly hôn. Hai người, nhất là người vợ là người đã tạo ra những món nợ đó, hẳn nên nói chuyện thẳng thắn với nhau. Nên đối mặt với chủ nợ. Chủ nợ muốn đòi nợ đúng pháp luật, hẳn phải kiện ra tòa. Khi tòa có bản án, việc trả nợ như thế nào phụ thuộc vào khả năng kinh tế của con nợ. Ví dụ trong trường hợp nói trên, hai người có thể giữ căn nhà cấp 4, nơi sinh sống duy nhất của vợ chồng con cái, có thể là của bố mẹ một bên nữa. Luật sư sẽ chịu trách nhiệm làm cho số người trong hộ khẩu gia tăng. Với 400 triệu, hoàn toàn có thể trả góp hàng tháng sau khi trừ các khoản sinh hoạt, nuôi dạy con cái thiết yếu.
Thực sự, khi hai người đã tính tới ly hôn nghĩa là đã có những biến cố trong đời sống chung. Những biến cố này hẳn đủ lớn để cả hai xác định cần có những thay đổi nếu muốn giữ hôn nhân. Trong ví dụ trên, thay đổi là việc mà người vợ tiếp theo nên làm. Cụ thể là thay đổi nghề nghiệp, cách chi tiêu. Điều này không dễ nhưng mục đích hôn nhân đủ lớn đối với thử thách này.
Tóm lại, một vài lưu ý chia sẻ với người gặp cảnh nợ nần tính chuyện ly hôn:
1.Xác định mục đích hôn nhân. Nợ nần không thể ngăn cản việc thực hiện mục đích đó. Bàn với người kia về việc nên giữ hôn nhân và chuẩn bị cho thử thách sắp tới.
2.Đối mặt với các khoản nợ. Chủ nợ có thể gây áp lực đòi nợ. Hãy vượt qua rắc rối kiểu đó. Nếu chủ nợ lựa chọn kiện ra tòa đòi nợ, hãy theo đuổi vụ kiện, nhận các khoản nợ về mình.
3.Xác định cách thức trả nợ phù hợp với hoàn cảnh nhất, không trái quy định pháp luật. Nhất định bảo vệ các tài sản là phương tiện sinh hoạt, nơi sinh sống, phương tiện làm ăn thiết yếu như nhà, phương tiện đi lại, tư liệu sản xuất...
4.Nỗ lực thay đổi, như làm công việc mới, thay đổi cách làm việc cũ, tiết kiệm, thay đổi cách chi tiêu... để loại trừ từ gốc cảnh nợ nần ảnh hưởng đến hôn nhân tái diễn.
Share :