HÔN NHÂN:6 CÁCH THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN VỢ CHỒNG

  • Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội -
  • Không bên nào có thể vô giá trị nếu không biết tự thỏa thuận
    Tài sản có thể vô giá trị nếu không biết tự thỏa thuận
            Người viết phải nói lặp đi lặp lại một điều đến chán ngắt: Trong vụ ly hôn, tòa sẽ giải quyết ba vấn đề: Tình cảm – Tài sản – Con cái. Khi đã đưa nhau ra tòa, tình cảm không còn gì. Vậy nên vấn đề tình cảm dễ giải quyết nhất. Tài sản và con cái là hai vấn đề mà vợ/chồng có thể có yêu cầu trái ngược. Khi tòa án ra phán quyết, họ sẽ nhận được kết quả thắng thua rõ ràng.
            Về con cái, nếu vợ/chồng không dành được quyền nuôi con, họ vẫn được thăm nom, chăm sóc đứa trẻ. Trẻ con bây giờ biết cách dành tình cảm cho người không nuôi dưỡng chúng, Người không dành được quyền nuôi con được xoa dịu. Thắng thua ở đây không quá quan trọng.
            Về tài sản, đây là phần mà lẽ thắng thua thể hiện rõ ràng nhất. Người thắng là người giành được phần tài sản như yêu cầu. Người thua thì ngược lại. Vợ/chồng đều nỗ lực để giành lấy chiến thắng. Cùng với các mâu thuẫn hôn nhân, nỗ lực giành phần tài sản là cái khiến cho vợ chồng khó ngồi lại thỏa thuận chia tài sản.
            Thực tế, vợ chồng không nghĩ đến tình huống cùng thua. Người Tây gọi là “ cuộc chơi có tổng bằng không “ – cộng trừ cái được và cái mất, cái nhận được là số 0. Ví dụ thật: Cô A giỏi kinh doanh, lấy anh B một người bình thường. Khi còn chung sống, cô A mua được nhiều nhà đất. Anh B do không hợp nên đã ly hôn cô A. Cô A kiên quyết không chia cho anh B tài sản nào. Cô giữ lại được toàn bộ nhà đất, nhưng không thể là Sổ Đỏ, không vay được ngân hàng vì anh B không cộng tác ký các giấy tờ…Tổng bằng không ở đây là cô A và anh B không nhận được giá trị gì từ nhà đất.
            Ngược với cùng thua là cùng thắng. Cùng thắng là kết quả của việc tránh được cuộc tranh giành tài sản. Đây là cách có tài sản nhanh nhất. Chỉ thỏa thuận, và thực hiện thỏa thuận mới mang lại kết quả này.
            Một số chia sẻ để có thể thỏa thuận phân chia tài sản và cùng thắng:
1/Đặt lý trí lên hàng đầu. Tạm gác mâu thuẫn vợ chồng dẫn đến việc ly hôn. Vợ chồng xác định việc trước mắt là chia tài sản chung với phương châm nhanh có tài sản và chấp nhận được.
2/Thỏa thuận chia tài sản chung gắn với việc giải quyết ly hôn. Điều này khiến cho va chạm vợ chồng khi ly hôn khó tránh khỏi. Cách tránh tốt nhất là dùng luật sư như trung gian hòa giải.
3/Không quan tâm tới việc chia đều 50 – 50. Sẵn sàng chấp nhận một tỉ lệ khác: 40 – 60, 30 – 70, thậm chí 25 – 75 nếu đối phương là người trả các khoản nợ. Khi chia đảm bảo khai thác tối đa công dụng, lợi ích kinh tế, giá trị tài sản.
4/Không lấy đi tất cả, chú ý xem đối phương có gì. Ghi nhận bằng văn bản chia tài sản chung vợ chồng có người làm chứng.
5/Xác định lộ trình rõ ràng để tài sản chuyển giao cho vợ chồng. Ghi nhận lội trình vào văn bản chia tài sản hoặc phụ lục. Xác định rõ trách nhiệm từng bên sau khi nhận tài sản.
6/Xây dựng điều khoản phạt, buộc đối phương chịu trách nhiệm nếu không cộng tác phân chia tài sản. Nên là trách nhiệm vật chất, đủ nặng đê đối phương không tái phạm, ví dụ nếu không chuyển giao nhà đất thì bên vi phạm chấp nhận bồi thường số tiền tương đương với giá trị nhà đất được chuyển giao.