HÔN NHÂN: 5 CÁCH CHUẨN BỊ CHẤM DỨT CUỘC HÔN NHÂN BẠO HÀNH
HÔN NHÂN: 5 CÁCH CHUẨN BỊ CHẤM DỨT CUỘC HÔN NHÂN BẠO HÀNH
- Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư Hà Nội -
-
Tuy vậy, trong những trường hợp khác, người viết khuyên khách hàng ly hôn khẩn trương. Bỏ đi ngay lập tức hoặc chuẩn bị để ra đi trong thời gian gần nhất.
Thực tế ghi nhận là tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam ngày càng tăng. Ở các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, có thống kê là trong 5 năm đầu tính từ khi kết hôn, cứ 3 cặp thì có một cặp ly hôn. Nguyên nhân ly hôn, tùy quan điểm, có thể gồm: cờ bạc, ma túy; ngoại tình; không con; mâu thuẫn khác, hoặc gồm: bạo lực gia đình và các nguyên nhân khác. Ở Thanh Hóa chẳng hạn, thống kê nguyên nhân dẫn đến ly hôn trong 06 tháng đầu năm 2020 thì có thể thấy: do cờ bạc, ma túy: 39,4%; ngoại tình: 8,2%; không con: 9,8%; mâu thuẫn khác: 42,6%. Theo cách tính khác, mà cờ bạc, ma túy đã được tính là bạo lực gia đình, thì trong các năm từ 2008 đến 2018, trong tổng số 1 384 460 vụ ly hôn trên cả nước, ly hôn do bạo lực gia đình là 1 066 767 vụ, chiếm 80% số vụ.
Theo luật hôn nhân gia đình, liên quan đến nguyên nhân dẫn đến ly hôn, nên xét trong hai dạng ly hôn luật mô tả: Ly hôn do vợ chồng đâm đơn ( gồm ly hôn đơn phương và ly hôn đồng thuận ) và ly hôn do người khác, không phải vợ chồng đâm đơn. Đây là những trường hợp mà vợ chồng bị tâm thần hoặc bệnh khác không nhận thức được hành vi, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình đến mức có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Người thân thích có thể đâm đơn. Ly hôn do vợ chồng đâm đơn thì không có nguyên nhân bạo lực kiểu này.
Cũng theo luật, nếu là ly hôn đơn phương, tòa sẽ chấp nhận ly hôn nếu có các nguyên nhân:
- Bạo lực gia đình: Gồm các dạng bạo lực thể chất: Hành hạ, ngược đãi, cố ý xâm hại đến sức khỏe người kia; buộc lao động quá sức; buộc ra khỏi chỗ ở; đập phá tài sản; Bạo lực tinh thần: Cô lập, xua đuổi, chửi bới, ngăn cản người kia chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, con cái…; cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tiến bộ...
- Một bên bị tuyên bố mất tích và bên kia xin ly hôn.
Vì vậy, người đang tự hỏi nên ly hôn hay không sẽ căn cứ vào chính tình huống của mình mà tìm câu trả lời. Và những thông tin nói trên rất đáng để tham khảo. Nên ra đi không luyến tiếc trong trường hợp một bên, hoặc cả hai bên rơi vào tình trạng mà hễ đâm đơn ra tòa là được xử ly hôn, nghĩa là trường hợp có nhược điểm về tâm thần và bị ngược đãi, hoặc trường hợp bạo lực gia đình.
Cũng nên lưu ý, với “ người trong chăn “, việc ra đi không luyến tiếc không chỉ bó hẹp như vậy. Kinh nghiệm hành nghề cho phép người viết chỉ ra, những trường hợp như cờ bạc không thể bỏ, nợ nần chồng chất do bội tín, rượu chè mức độ nát, nghiện ngập ma túy lâu năm... cũng là những trường hợp ly hôn không cần níu kéo.
Tuy vậy, cách ra đi cũng là điều đáng bàn. Một chị vợ bị bạo hành nhiều năm sẽ lĩnh trận đòn nhừ tử nếu lộ ý định ly hôn ông chồng vũ phu. Rồi con cái cũng có thể là đối tượng tranh chấp, làm thế nào để vừa tự giải phóng, vừa không làm con cái bị sốc? Làm thế nào để vừa “ bung dù “ vừa không ảnh hưởng đến công việc của mình?... Nói chung, ly hôn không chỉ gói gọn trong cái đơn khổ A4, nó là bài toán tổng thể, liên quan đến nhiều người.
Tóm lại, nếu một người là nạn nhân của bạo lực gia đình, gánh nợ do người kia cờ bạc, hoặc người kia là kẻ nát rượu, nghiện ma túy kéo dài, người đó nên xác định ly hôn sớm ngày nào hay ngày đó. Một số chia sẻ cho những trường hợp ly hôn không luyến tiếc như vậy là:
1.Dứt khoát xác định ly hôn đơn phương. Không hi vọng đối phương thay đổi, không mủi lòng, không giành thêm cơ hội.
2.Chuẩn bị cho sự thay đổi khi chấm dứt hôn nhân. Giữ kín không cho đối phương biết đang chuẩn bị như vậy. Thay đổi là về chỗ ở, chỗ học hành của con cái, việc học hành và sinh hoạt của con cái. Nói rõ về tình trạng hôn nhân và dự định của mình cho bố mẹ, họ hàng biết tại thời điểm thích hợp. Đề nghị họ trợ giúp vật chất và tinh thần. Liên lạc với công an nơi mình đến, trình bày hoàn cảnh, xin số điện thoại, đề nghị được lưu tâm can thiệp..
3.Thu thập chứng cứ, không chỉ chứng minh tình trạng bạo lực gia đình mà còn là tất cả những gì cần thiết để giải quyết vấn đề tình cảm – tài sản – con cái: Giấy khám thương, biên bản hòa giải, giấy khai sinh của con, giấy đăng ký kết hôn, Sổ Đỏ, giấy nợ, hợp đồng tín dụng, đăng ký công ty, kê khai thuế, hộ khẩu... Nếu không có bản chính thì nên có bản phô tô, bản chụp từ điện thoại di động...
4.Làm đơn ra tòa. Yêu cầu thẩm phán trợ giúp. Không nên đi một mình ra tòa.
5.Thông thường, đầu tiên chỉ nên yêu cầu tòa chấm dứt hôn nhân. Các vấn đề như con cái, tài sản có thể để các phiên tòa khác.
Share :