HÌNH SỰ:CÁCH KHAI BÁO ĐỂ MINH OAN TRONG CÁC VỤ ÁN GÂY TRANH CÃI
HÌNH SỰ:CÁCH KHAI BÁO ĐỂ MINH OAN TRONG CÁC VỤ ÁN GÂY TRANH CÃI
- Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội -
-
Án gây tranh cãi không nhiều,bị cáo vụ án như vậy nên có cách khai phù hợp
Số phận bị cáo trong hai vụ trên là khác nhau. Trương Hồ Phương Nga vô tội. Hồ Duy Hải chờ tử hình. Nói về sự nhất quán, Trương Hồ Phương Nga luôn khẳng định vô tội. Đầu tiên cô khai: Có cầm tiền của đại gia, nhưng không phải để mua hộ nhà. Giấy xác nhận mua hộ nhà do một bà chị, quen cả đại gia và cô ta, đứng về phía đại gia buộc cô ký. Sau đó khi ra tòa, cô trình ra một hợp đồng tình ái do chính đại gia soạn, cho thấy số tiền là khoản tình phí trả trước.
Hồ Duy Hải không nhất quán được như vậy. Đầu tiên, anh ta khai không giết người. Tiếp theo, anh ta khai giết người bằng dao, rồi cả dao và thớt. Sau khi xử sơ thẩm, Hải chỉ xin giảm nhẹ hình phạt. Khi đại biểu quốc hội vào trại giam hỏi trực tiếp, anh ta cũng khẳng định là có tội. Các luật sư của Hải khẳng định quá trình điều tra sai sót, các vật chứng như dao và thớt đều không thu được, do đó không thể chỉ dựa vào lời nhận tội của Hải để quy kết. Khi lập cáo trạng, chắc chắn Hải đã biết điều này nhưng đã không khai như ban đầu.
Từ hai vụ trên, có thể thấy: Số phận pháp lý có thể chỉ phụ thuộc vào chính bị cáo. Cụ thể là phụ thuộc vào thái độ của bị cáo với vụ việc và quyết tâm của bị cáo thoát vòng lao lý. Nếu Trương Hồ Phương Nga mặc cảm về mối quan hệ tình tiền, cô ta sẽ nghĩ mình đáng bị trừng phạt, từ đó chấp nhận việc kết tội. Nếu Hồ Duy Hải hiểu việc nhận tội và kết tội là hai việc khác nhau, có thể sẽ có thay đổi để tránh việc mượn tòa trừng phạt mình.
Số án gây tranh cãi không nhiều. Với loại này, cơ quan pháp luật thường điều tra bổ sung. Sau đó, nếu không có gì mới, họ có thể đình chỉ vụ án. Như vậy là vô tội. Bị cáo có thể nhận ra vụ án có thuộc loại gây tranh cãi không. Nếu có, bị cáo có thể chọn cách khai mà không thể dựa vào đó để buộc tội. Khai báo phải nhất quán, ít ra từ khi bắt đầu khai như vậy cho đến khi ra tòa, thậm chí là sau phiên tòa ( ban đầu bị cáo có thể nhận tội, sau đó khai khác đi, không sao cả ).
Trong các vụ án gây tranh cãi, bị cáo nên chọn cách khai không thể kết tội, để tăng sức nặng lời khai, hãy thử:
1-Yêu cầu điều tra viên giải thích điều luật, muốn quy tội phải chứng minh gì. Từ đó hình thành lời khai logic, lời khai mà không thể dựa vào để kết tội. Nếu trước đó nhận tội nay phải giải thích tại sao khai lại.
2-Xin điều tra viên giấy viết tường trình, tốt nhất viết trước khi hỏi cung. Lời khai trong bản tường trình và bản cung phải khớp. Nếu bản cung ghi chưa chuẩn, yêu cầu đính chính.
3-Khi có kết luật điều tra, tiếp tục xin giấy viết tường trình gửi Viện Kiểm sát trình bày lời khai không thể dựa vào đó buộc tội.
4-Khi có cáo trạng, lại xin giấy viết tường trình gửi tòa án trình bày lời khai trên lần nữa.
5-Phối hợp với luật sư để lời khai tại tòa, lời bào chữa của luật sư là thống nhất.
6-Kể cả khi bị tuyên có tội, tiếp tục làm đơn giám đốc thẩm để trình bày lần nữa vào yêu cầu.
Tóm lại, phải nhất quán và thể hiện dưới dạng đơn từ, trình bày lặp đi lặp lại ở mọi giai đoạn, từ điều tra đến thi hành án.
Share :