HÀNH CHÍNH: 5 CÁCH ĐỂ ĐƯỢC ĐỀN BÙ NHIỀU KHI BỊ LẤY ĐẤT

HÀNH CHÍNH: 5 CÁCH ĐỂ ĐƯỢC ĐỀN BÙ NHIỀU KHI BỊ LẤY ĐẤT
  • Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội -
  • Có thể nhận đền bù thỏa đáng khi bị lấy đất làm dự án
    Có thể nhận đền bù thỏa đáng khi bị lấy đất làm dự án
          Tranh chấp trong đền bù, giải phóng mặt bằng chưa bao giờ hết nóng. Nó gây lên tình trạng khiếu kiện đông người, đình chỉ việc xây dựng, khiến cả chính phủ và người dân tốn kém không kể xiết. Với người dân, càng nắm được các quy định pháp luật về đền bù, giải phóng mặt bằng càng có cơ hội được đền bù thỏa đáng.
          Các quy định pháp luật về đền bù giải phóng mặt bằng phần lớn thuộc Nghị định 47/2014/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2014, gồm đền bù, hỗ trợ, tái định cư người có đất bị thu hồi để thực hiện dự án án ninh – quốc phòng, kinh tế - xã hội. Nói cách khác, đền bù – hỗ trợ - tái định cư là 3 thứ giá trị vật chất mà người có đất bị thu hồi được hưởng.
-Đền bù: Cũng có thể hiểu là bồi thường, bao gồm bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất ( như san lấp, gia cố nền đất, chăm bón tăng độ phì nhiêu… ); bồi thường về nhà, công trình trên đất; bồi thường hoa màu, cây cối; bồi thường di chuyển mồ mả…
-Hỗ trợ: Gồm một số dạng như hỗ trợ nông dân bị lấy đất về giống, dịch vụ nông nghiệp… để tiếp tục làm nông; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; hỗ trợ di chuyển nơi ở…
-Tái định cư: Gồm các dạng như cấp đất ở cho người có đất bị thu hồi hoặc trả tiền để người đó mua đất.
          Việc giải phóng mặt bằng, đền bù như trong một hồ sơ luật sư có được thì có tới 13 bước, nhưng có thể tóm tắt lược bỏ thành ra như sau:
-Đo đạc, lập bản đồ, công khai dự án.
-Ra quyết định thu hồi đất.
-Kiểm đếm tài sản trên đất.
-Xác nhận tình trạng pháp lý của đất bởi UBND xã.
-Công khai dự thảo phương án bồi thường cho người dân góp ý.
-Duyệt phương án bồi thường.
-Tiến hành chi trả tiền đền bù, tổ chức việc tái định cư.
          Người bị lấy đất thường đợi đến khi duyệt phương án bồi thường mới làm gì đó. Lúc này, giá bồi thường cao hay thấp, có được suất đất hay không quyết định họ có khiếu kiện không. Thực ra, đợi đến giai đoạn này mới làm là muộn. Người bị lấy đất nên hành động từ sớm hơn nhiều.
          Một số chia sẻ để người bị lấy đất có thể được xem xét mức bồ thường thỏa đáng:
1/Từ khi dự án được công khai, người bị lấy đất nên chuẩn bị cho việc đền bù. Luật sư sẽ giúp để có đươc một phương án tốt nhất. Nên tìm hiểu chính sách đền bù hỗ trợ, pháp luật liên quan, các hạng mục được đền bù, hỗ trợ và cách thức để đẩy giá đền bù lên cao ( V.d: Chăm bón, làm tăng độ phì nhiêu của đất, giữ cuống các phiếu chi tiền; xây dựng nhà xưởng tạm…).
2/Khi Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng kiểm đếm tài sản trên đất, hãy quan sát họ, yêu cầu họ tính đúng tính đủ, yêu cầu Hội đồng cho phép sao chụp biên bản kiểm đếm.
3/Trước khi UBND xã xác nhận tình trạng pháp lý đất bị đền bù, nên có đơn gửi UBND xã trình bày nguồn gốc đất, phô tô các giấy tờ nhà đất gửi UBND xã.
4/Khi phương án đền bù được phê duyệt và thông báo xuống hộ gia đình có đất bị thu hồi, kiểm tra lại xem đối với trường hợp nhà mình thì phương án đền bù có thỏa đáng không. Nếu không thỏa đáng, đây là lúc cần luật sư để tìm văn bản pháp luật phù hợp và làm đơn, tính toán gửi đến đâu.
5/Không làm chỉ mỗi một cái đơn yêu cầu mức bồi thường thỏa đáng. Nên kèm với đơn là hồ sơ, giấy tờ kèm văn bản giải thích. Nên đề nghị một cuộc gặp gỡ đối thoại có đại diện ủy ban xã và Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng.