DÂN SỰ: 6 THỨ CẦN CHUẨN BỊ KHI THAM GIA PHIÊN TÒA DÂN SỰ, HÀNH CHÍNH, LAO ĐỘNG...
DÂN SỰ: 6 THỨ CẦN CHUẨN BỊ KHI THAM GIA PHIÊN TÒA DÂN SỰ, HÀNH CHÍNH, LAO ĐỘNG...
- Bài viết của Luật sư Lê Vinh – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội -
Vậy nếu có một việc dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân … mà bạn phải trông vào phán quyết tòa án, bạn xác định nên làm gì?
Câu trả lời, tức là xác định cái nên làm trước khi gõ cửa tòa, có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc, có sự chuẩn bị tốt về tâm lý trước khi bắt đầu một công việc mà ở đời không phải ai cũng trải qua.
Chúng tôi thử đề xuất 6 cái nên làm sau đây:
1.Xem có nên kiện không? Không phải vụ việc nào bạn cũng đưa được ra tòa. Lý do dễ thấy là thời hiệu. Nếu bạn ký hợp đồng gia công, sản phẩm bạn đặt làm bị lỗi, bạn có 3 năm để kiện. Bạn muốn chia thừa kế một căn nhà từ đời ông bà, hãy xem quá 30 năm chưa. Một người bị tông xe thành thương cũng có thời gian kiện 3 năm. Khúc mắc với công ty bảo hiểm, vẫn là 3 năm để đưa ra tòa. Một quyết định hành chính chỉ cho phép đương sự có 90 ngày để đâm đơn ra tòa.
Cũng cần phải xem cơ hội thắng của bạn. Cơ hội này phụ thuộc vào nội dung việc. Bạn là chủ nợ sẽ được tuyên trả nợ. Bạn là vợ/chồng và nhà đất đứng tên 2 vợ chồng, bạn được chia bằng nhà hay bằng tiền. Cơ hội cũng phụ thuộc vào “ đồ chơi “ bạn có – Chứng cứ ủng hộ cho cái mà bạn đòi hỏi. Ví dụ nếu bạn là chủ nợ, nhưng mất giấy nợ, cơ hội thắng giảm rõ ràng.
Chỉ nên kiện cáo khi thấy có cơ thắng, hoặc cơ hội đáng để thử.
2.Gom tiền khi thấy nên kiện. Không may là các tòa bắt đóng tạm ứng án phí. Ai yêu sách tiền nong, đất cát, chưa thấy đồng nào về, đã phải đóng cho tòa một khoản trên dưới 2,5% số tiền yêu sách. Ngoài ra còn các chi phí bắt buộc như giám định, định giá. Nếu không thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, tức là có thể được miễn giảm án phí, hãy xác định chỉ kiện khi đủ tiền chi phí.
3.Xác định yêu cầu gì? Chứng minh cho yêu cầu đó như thế nào? Bạn giống đa số người ra tòa, đều là lần đầu tiên. Trong khi đó, đưa yêu cầu và chứng cứ là việc khó, nhiều cao thủ luật sư đã ngã ngựa. Bạn nên tham khảo luật sư về việc này. Làm được việc này, bạn chuẩn bị được nền tảng cho chiến thắng.
4.Đi tìm địa chỉ bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Bạn phải xác định được địa chỉ của bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để tòa triệu tập. Đây là vấn đề với chính luật sư bạn thuê, ngay cả khi chỉ có vài ba người liên quan tới vụ kiện. Với những vụ chia thừa kế, số lượng con cháu người để lại tài sản đông, bạn có thể phải mất cả năm để tìm đúng nơi mà tòa có thể gửi công văn đến cho họ.
5.Làm đơn, thu thập chứng cứ, giải thích chứng cứ. Bạn nên xác định chuẩn xác yêu cầu, chứng cứ chứng minh yêu cầu, tên tuổi địa chỉ bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Bạn nên soạn đơn, sắp xếp, có văn bản giải thích nguồn gốc, nội dung, ý nghĩa chứng cứ, có chú thích chứng cứ. Nói chung cứ phải thành một bộ gửi tòa. Khâu này có thể quyết định thành bại vụ việc, bạn nên thuê luật sư “ cứng cựa “ giúp bạn.

Share :