DÂN SỰ:6 CÁCH TUNG BÀI Ở PHÚC THẨM

DÂN SỰ:6 CÁCH TUNG BÀI Ở PHÚC THẨM
  • Bài viết của Luật sư Lê Vinh, Trưởng Văn phòng Luật sư Chương Dương, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội -
  • Lên cấp xử cao hơn là lúc tung 'bài' giấu sẵn
    Lên cấp xử cao hơn là lúc tung "bài" giấu sẵn
            Người viết có người họ hàng sống ở CH Sec, Thụy Sĩ Đông Âu. Vài người Việt Nam cấp tiến xuýt xoa hết lời về nền dân chủ, về thể chế tam quyền phân lập của Sec cũng như các nước Đông Âu. Nhưng cứ như người họ hàng nói, đừng ảo tưởng. Bên Sec người ta vẫn chạy án đều. Hai người tranh chấp, một người thắng kiện tại tòa án cấp sơ thẩm. Lên cấp phúc thẩm, người thua cuộc sẽ dồn tiền chạy chọt. Ba thẩm phán thì chỉ cần đưa tiền hai. Thắng kiện án có hiệu lực ngay lập tức. Mà nếu không có tiền thì phải dùng mưu, giấu sẵn chứng cứ gì đó lên phúc thẩm tung ra để thắng trận lượt về.
            Như vậy về cơ bản, việc xét xử giống ở Việt Nam. Một vụ thường trải qua hai cấp xử, sơ thẩm và phúc thẩm. Cấp phúc thẩm có ba thẩm phán, án có hiệu lực sau khi tuyên. Về cách chạy án nghe cũng có vẻ giống ở đâu đó.
“ Hình sơ dân phúc “ trở thành thành ngữ mới ở Việt Nam, nên hiểu là án hình sự, người ta nên tập trung dồn sức cho phiên sơ thẩm. Án dân sự phiên phúc thẩm mới là phiên nên tung hết bài. Với dân chuyên chạy án, án dân sự cũng là chỗ để ra tiền, tung đòn quyết định đối phương không thể đỡ.
           Thật ra, với án dân sự thì phiên sơ thẩm rất quan trọng. Nếu không tập trung từ sơ thẩm thì thật sai lầm. Là vì ở sơ thẩm việc thu thập, cung cấp chứng cứ, đo đạc, định giá, xác định thành phần tham gia giải quyết vụ án đã được tiến hành. Lên phúc thẩm người ta không làm lại, chỉ dựa vào những cái sơ thẩm để ra bản án.
           Vậy nếu không nói chuyện chạy tiền,  ” bài “ cần  tung tại phúc thẩm là gì? Nhìn chung khi kiện cáo, các bên yêu cầu cái gì đó như chia đất, đòi tiền… thì đều phải có chứng cứ kèm theo. Khi tung chứng cứ, “ bài “ cũng sẽ lộ. Như vậy “ bài “ chính là chứng cứ. Ở sơ thẩm, tùy từng vụ mà một luật sư kinh nghiệm có thể xúi khách hàng đừng tung “ bài “ nào đó. Đợi lên phúc thẩm, khi “ bài “ được tung sẽ khiến đối phương không kịp trở tay. Ví dụ: Anh A. chiếm hữu toàn bộ phần đất bố mẹ để lại. Anh B. yêu cầu chia nhiều lần nhưng anh A. không làm. B. kiện A. ra tòa yêu cầu chia thừa kế. Tại sơ thẩm, tòa tuyên A. phải chia đất cho B. Tại phúc thẩm, A. tung “ bài “ là việc bố mình có người con riêng, có cả khai sinh của người này. Như vậy tòa sẽ hủy án sơ thẩm để xử lại, khiến chiến thắng của anh B. thành công cốc.
           Vậy, một người muốn giành một lợi ích tại phiên tòa dân sự, khi vụ án được đưa lên cấp phúc thẩm thì cần làm gì? Một vài chia sẻ:
1/Ngay từ giai đoạn sơ thẩm, đương sự nên chuẩn bị kỹ càng. Xác định cái mình muốn đạt được, đạt được bằng cách nào, thứ mình có…Xác định “ đánh “, tức là theo kiện đến cùng hay “ đàm “, tức là thỏa thuận thương lượng.
2/Nếu chọn “ đánh “, theo sát diễn biến giải quyết vụ việc. Phô tô hồ sơ, chứng cứ, lời khai liên quan. Xác định thế pháp lý của mình và đối phương, từ đó xác định cách chơi.
3/Từ giai đoạn sơ thẩm, xác định cách đối phó cụ thể với đối phương. Có phương án đưa chứng cứ cụ thể. Không nhất thiết phải đưa mọi chứng cứ từ sơ thẩm. Nói chung nên có sự trợ giúp của luật sư.
4/Thông thường thời gian xử phúc thẩm rất nhanh. Tòa không làm lại cái đã làm ở sơ thẩm. Đối phương cũng có thể đợi phúc thẩm mới tung “ bài “. Vì vậy nên hiểu “ bài “ của đối phương, kịp thời đưa ra yêu cầu, chứng cứ mới.
5/Khi nộp một chứng cứ mới tại tòa phúc thẩm, nên có văn bản giải trình tại sao có được chứng cứ đó, ảnh hưởng của đó đến kết quả sơ thẩm. Thậm chí phải giải thích tại sao đến phiên tòa phúc thẩm mới nộp nó.
6/” Bài “ ở phúc thẩm cũng có thể tìm thấy trong chính chứng cứ mà đối phương nộp, tức là tận dụng những cái thể hiện trong chứng cứ đối phương đưa lên để phản bác yêu cầu đối phương, ủng hộ yêu cầu của mình.