KHI BỊ TỐ GIÁC VÀ CÔNG AN TRIỆU TẬP NÊN LÀM GÌ
30/07/2019 10:27
Câu hỏi
Hỏi: Khi bị ai đó tố giác và công an triệu tập làm việc, tôi nên làm gì?
Trả lời
Hỏi: Khi bị ai đó tố giác và công an triệu tập làm việc, tôi nên làm gì?
Trả lời: .
Hẳn trước tiên bạn nên trấn tĩnh. Sau đó nghĩ xem ai có thể tố giác? tại sao người ta tố giác bạn? việc gì đã xảy ra? cách lý giải cho việc đó? Công an sẽ gọi hỏi bạn. Họ có giấy triệu tập.
Khi ở trụ sở công an, bạn có thể làm một số việc khiến người ta cư xử bình đẳng với bạn:
-Hỏi người đang làm việc với bạn xem ai là người tố giác, tố giác điều gì, nếu có thể thì cho xem, sao chụp đơn tố giác, các chứng cứ kèm theo có thể sao chụp. Có thể người ta từ chối. Luật chỉ buộc họ thông báo bạn bị tố giác về hành vi gì. Việc của bạn là cứ yêu cầu.
-Tiếp theo là việc bạn trình bày lời khai, ý kiến. Có thể người ta trực tiếp hỏi và ghi lại lời bạn. Có thể người ta đưa cho bạn tờ giấy viết tường trình. Dù sao cũng nên xin giấy viết tường trình. Suy nghĩ trước khi viết. Trước mắt là khẳng định vô tội, phủ nhận ý kiến buộc tội.
-Đề xuất được có luật sư trong các buổi gọi hỏi.
-Đưa ra quan điểm về chứng cứ, tài liệu, đồ vật, sự việc mà người tố giác dùng để chống lại bạn. Trước mắt nỗ lực phủ nhận giá trị buộc tội của chúng. Tùy chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó là gì, hãy đưa ra yêu cầu như là giám định, điều tra thêm.
-Nói với người hỏi bạn rằng bạn có người làm chứng, vật, cách giải thích … cho trường hợp liên quan.
-Dùng các lý do như có hẹn, có việc gia đình, bận làm ăn … để cuộc gọi hỏi không kéo quá dài.
Những việc trên có ý nghĩa hơn khi sau cuộc gọi hỏi, bạn có một mô hình khai báo phù hợp. Mô hình chỉ ra bạn không liên quan gì, ít nhất có thể bảo vệ bạn kiểu “ còn nước còn tát “. Hãy tin mọi tình huống đều có giải pháp thỏa đáng. Nên bình tĩnh đối mặt. Nên có luật sư, người bảo vệ quyền lợi, ít ra là có một người có kinh nghiệm, người đã trải qua việc tương tự để trao đổi.
Trả lời: .
Hẳn trước tiên bạn nên trấn tĩnh. Sau đó nghĩ xem ai có thể tố giác? tại sao người ta tố giác bạn? việc gì đã xảy ra? cách lý giải cho việc đó? Công an sẽ gọi hỏi bạn. Họ có giấy triệu tập.
Khi ở trụ sở công an, bạn có thể làm một số việc khiến người ta cư xử bình đẳng với bạn:
-Hỏi người đang làm việc với bạn xem ai là người tố giác, tố giác điều gì, nếu có thể thì cho xem, sao chụp đơn tố giác, các chứng cứ kèm theo có thể sao chụp. Có thể người ta từ chối. Luật chỉ buộc họ thông báo bạn bị tố giác về hành vi gì. Việc của bạn là cứ yêu cầu.
-Tiếp theo là việc bạn trình bày lời khai, ý kiến. Có thể người ta trực tiếp hỏi và ghi lại lời bạn. Có thể người ta đưa cho bạn tờ giấy viết tường trình. Dù sao cũng nên xin giấy viết tường trình. Suy nghĩ trước khi viết. Trước mắt là khẳng định vô tội, phủ nhận ý kiến buộc tội.
-Đề xuất được có luật sư trong các buổi gọi hỏi.
-Đưa ra quan điểm về chứng cứ, tài liệu, đồ vật, sự việc mà người tố giác dùng để chống lại bạn. Trước mắt nỗ lực phủ nhận giá trị buộc tội của chúng. Tùy chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó là gì, hãy đưa ra yêu cầu như là giám định, điều tra thêm.
-Nói với người hỏi bạn rằng bạn có người làm chứng, vật, cách giải thích … cho trường hợp liên quan.
-Dùng các lý do như có hẹn, có việc gia đình, bận làm ăn … để cuộc gọi hỏi không kéo quá dài.
Những việc trên có ý nghĩa hơn khi sau cuộc gọi hỏi, bạn có một mô hình khai báo phù hợp. Mô hình chỉ ra bạn không liên quan gì, ít nhất có thể bảo vệ bạn kiểu “ còn nước còn tát “. Hãy tin mọi tình huống đều có giải pháp thỏa đáng. Nên bình tĩnh đối mặt. Nên có luật sư, người bảo vệ quyền lợi, ít ra là có một người có kinh nghiệm, người đã trải qua việc tương tự để trao đổi.