CÁCH ĐƯA CHỨNG CỨ, YÊU CẦU MINH OAN, GIẢM NHẸ KHI BỊ GỌI HỎI
11/08/2019 11:19
Câu hỏi
Hỏi: Khi bị cơ quan công an triệu tập, tôi có được đưa ra chứng cứ, yêu cầu minh oan hoặc giảm nhẹ cho mình không? Cách làm việc này thế nào?
Trả lời
Hỏi: Khi bị cơ quan công an triệu tập, tôi có được đưa ra chứng cứ, yêu cầu minh oan hoặc giảm nhẹ cho mình không? Cách làm việc này thế nào?
Trả lời:
Khẳng định bị oan, khẳng định mình cần được giảm nhẹ là quyền đương nhiên mỗi công dân.
Trong trường hợp bạn bị gọi hỏi ( tức là trước đó bạn bị tố giác hay bị kiến nghị khởi tố ), Đ.57 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định: Người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố có quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.
Vấn đề là cách đưa những thứ đó. Việc đưa chứng cứ minh oan, giảm nhẹ nên được cân nhắc, nên cùng thực hiện với các quyền khác để việc đưa chứng cứ của bạn đủ nặng đô. Theo chúng tôi, bạn nên:
-Biết bạn đang bị tố cáo, đề nghị khởi tố tội gì. Nghĩa là tôi đó được quy định thế nào, khung khoản cụ thể ra sao.
-Hình dung lại sự việc, hình thành “ khung “ của việc tự lý giải, tự giải cứu. Lập nên phương án cụ thể. Đưa chứng cứ, yêu cầu minh oan là một phần của phương án. Nên tham khảo những người hiểu biết, luật sư, luật gia, người đã trải qua việc điều tra… để phương án này tốt nhất.
-Tự xác định có nên đưa chứng cứ, yêu cầu minh oan vào thời điểm bị gọi hỏi không? Có người chỉ đưa chứng cứ đó tại tòa, trong lúc xử. Điều này cũng cần “ quân sư “. Nếu nên, các chứng cứ nên được lý giải, tốt nhất bằng văn bản. Với các yêu cầu, có thể đề nghị gọi hỏi thêm người, làm rõ thêm tình tiết, đối chất với người tố giác, giám định thêm tài liệu, chữ ký…Nên hỏi xem cơ quan công an giải quyết yêu cầu thế nào. Nếu được biết kết quả, có thể kiến nghị xem lại.
Việc nộp các chứng cứ như băng ghi âm, ghi hình, vật, văn bản … nên được lập thành văn bản. Hãy yêu cầu người có thẩm quyền lập biên bản và ký nhận. Một số thứ cần yêu cầu niêm phong hoặc bảo quản đặc biệt.
Hoàn toàn có thể nói với người có thẩm quyền rằng bạn bác bỏ, hay có thể giải thích điều bị tố cáo nhưng xin được đưa ra quan điểm chi tiết, chứng cứ chứng minh, các yêu cầu liên quan sau.

Trả lời:
Khẳng định bị oan, khẳng định mình cần được giảm nhẹ là quyền đương nhiên mỗi công dân.
Trong trường hợp bạn bị gọi hỏi ( tức là trước đó bạn bị tố giác hay bị kiến nghị khởi tố ), Đ.57 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định: Người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố có quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.
Vấn đề là cách đưa những thứ đó. Việc đưa chứng cứ minh oan, giảm nhẹ nên được cân nhắc, nên cùng thực hiện với các quyền khác để việc đưa chứng cứ của bạn đủ nặng đô. Theo chúng tôi, bạn nên:
-Biết bạn đang bị tố cáo, đề nghị khởi tố tội gì. Nghĩa là tôi đó được quy định thế nào, khung khoản cụ thể ra sao.
-Hình dung lại sự việc, hình thành “ khung “ của việc tự lý giải, tự giải cứu. Lập nên phương án cụ thể. Đưa chứng cứ, yêu cầu minh oan là một phần của phương án. Nên tham khảo những người hiểu biết, luật sư, luật gia, người đã trải qua việc điều tra… để phương án này tốt nhất.
-Tự xác định có nên đưa chứng cứ, yêu cầu minh oan vào thời điểm bị gọi hỏi không? Có người chỉ đưa chứng cứ đó tại tòa, trong lúc xử. Điều này cũng cần “ quân sư “. Nếu nên, các chứng cứ nên được lý giải, tốt nhất bằng văn bản. Với các yêu cầu, có thể đề nghị gọi hỏi thêm người, làm rõ thêm tình tiết, đối chất với người tố giác, giám định thêm tài liệu, chữ ký…Nên hỏi xem cơ quan công an giải quyết yêu cầu thế nào. Nếu được biết kết quả, có thể kiến nghị xem lại.
Việc nộp các chứng cứ như băng ghi âm, ghi hình, vật, văn bản … nên được lập thành văn bản. Hãy yêu cầu người có thẩm quyền lập biên bản và ký nhận. Một số thứ cần yêu cầu niêm phong hoặc bảo quản đặc biệt.
Hoàn toàn có thể nói với người có thẩm quyền rằng bạn bác bỏ, hay có thể giải thích điều bị tố cáo nhưng xin được đưa ra quan điểm chi tiết, chứng cứ chứng minh, các yêu cầu liên quan sau.
Làm gì khi bị công an gọi hỏi, cách đưa chứng cứ khi bị công an gọi hỏi, cách minh oan khi làm việc với công an, cách làm việc với công an, đối phó khi công an lấy cung, lấy cung, lấy lời khai, luật sư tranh tụng từ giai đoạn điều tra, luật sư tranh tụng, luật sư tranh tụng hình sự, luật sư khi làm việc với công an, làm việc với công an