DẠNG TRANH CHẤP NHÀ ĐẤT HAY GẶP NHẤT
01/09/2019 11:07
Câu hỏi
Hỏi: Luật sư có thể cho tôi biết dạng tranh chấp nhà đất hay gặp nhất?
Trả lời
Hỏi: Luật sư có thể cho tôi biết dạng tranh chấp nhà đất hay gặp nhất?
Có thể xác định tranh chấp nhà đất gồm 10 dạng hay gặp
Trả lời:
Thực sự tranh chấp nhà đất khá đa dạng. Do câu trả lời cần đủ ngắn, chúng tôi xin đề cập tới vài dạng tranh chấp mà theo thiển ý của chúng tôi, có tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp luật sư, là phổ biến hơn cả:
1.Tranh chấp liên quan đến quyền thừa kế hoặc tài sản chung: Bố mẹ để lại nhà đất. Một trong số các con ở trên nhà đất. Những người còn lại kiện ra tòa đòi chia thừa kế hoặc chia tài sản chung.
2. Tranh chấp liên quan đến diện tích sử dụng: Một bên lấn sang phần đất của bên kia.
3. Tranh chấp liên quan đến diện tích sử dụng ngoài diện tích nhà đất chính: Một bên lần chiếm ngõ đi chung, hoặc tranh chấp về diện tích sử dụng chung trong chung cư với chủ đầu tư, hoặc tranh chấp chỗ để ô tô trong chung cư.
4. Tranh chấp liên quan đến người bán nhà đất: Nhà đất có thể thuộc sở hữu chung của nhiều người nhưng khi bán, chỉ một người ký bán. Một trong số những người đồng sở hữu yêu cầu hủy hợp đồng mua bán và chia phần nhà đất của mình.
5. Tranh chấp liên quan đến người mua nhà đất: Có thể nhiều người mua nhà đất nhưng cho một người đứng tên. Sau đó giữa những người mua này nảy sinh mâu thuẫn.
6. Tranh chấp vì hợp đồng mua bán nhà đất không đáp ứng yêu cầu thủ tục: Do đất chưa làm Sổ Đỏ, các bên tự lập giấy bán đất với nhau. Sau đó thì hoặc bên bán không giao đất cho bên mua, hoặc bên bán tự ý làm Sổ Đỏ đứng tên mình.
7. Tranh chấp vì hợp đồng mua bán nhà đất thiếu sót: Hợp đồng mua bán nhà đất lập tại văn phòng công chứng thiếu nội dung quan trọng, ví dụ: Đất có Sổ Đỏ nhưng nhà xây không phép, hợp đồng chỉ xác định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà trên đất chưa được thỏa thuận.
8. Tranh chấp vì thỏa thuận mua bán, chuyển nhượng nhà đất không được thực hiện: Các bên thỏa thuận rõ ràng việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, nhưng một bên không thực hiện, ví dụ: Bên mua không chuyển tiền đủ hoặc bên bán nâng giá.
9. Tranh chấp vì nhà đất liên quan đến người thứ ba: Việc mua bán, chuyển nhượng không tính đến bên thứ ba, như ngân hàng là người đang nhận thế chấp Sổ Đỏ, hoặc người đang thuê nhà đất, đang thực tế ở trên.
10. Các dạng tranh chấp khác.

Trả lời:
Thực sự tranh chấp nhà đất khá đa dạng. Do câu trả lời cần đủ ngắn, chúng tôi xin đề cập tới vài dạng tranh chấp mà theo thiển ý của chúng tôi, có tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp luật sư, là phổ biến hơn cả:
1.Tranh chấp liên quan đến quyền thừa kế hoặc tài sản chung: Bố mẹ để lại nhà đất. Một trong số các con ở trên nhà đất. Những người còn lại kiện ra tòa đòi chia thừa kế hoặc chia tài sản chung.
2. Tranh chấp liên quan đến diện tích sử dụng: Một bên lấn sang phần đất của bên kia.
3. Tranh chấp liên quan đến diện tích sử dụng ngoài diện tích nhà đất chính: Một bên lần chiếm ngõ đi chung, hoặc tranh chấp về diện tích sử dụng chung trong chung cư với chủ đầu tư, hoặc tranh chấp chỗ để ô tô trong chung cư.
4. Tranh chấp liên quan đến người bán nhà đất: Nhà đất có thể thuộc sở hữu chung của nhiều người nhưng khi bán, chỉ một người ký bán. Một trong số những người đồng sở hữu yêu cầu hủy hợp đồng mua bán và chia phần nhà đất của mình.
5. Tranh chấp liên quan đến người mua nhà đất: Có thể nhiều người mua nhà đất nhưng cho một người đứng tên. Sau đó giữa những người mua này nảy sinh mâu thuẫn.
6. Tranh chấp vì hợp đồng mua bán nhà đất không đáp ứng yêu cầu thủ tục: Do đất chưa làm Sổ Đỏ, các bên tự lập giấy bán đất với nhau. Sau đó thì hoặc bên bán không giao đất cho bên mua, hoặc bên bán tự ý làm Sổ Đỏ đứng tên mình.
7. Tranh chấp vì hợp đồng mua bán nhà đất thiếu sót: Hợp đồng mua bán nhà đất lập tại văn phòng công chứng thiếu nội dung quan trọng, ví dụ: Đất có Sổ Đỏ nhưng nhà xây không phép, hợp đồng chỉ xác định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà trên đất chưa được thỏa thuận.
8. Tranh chấp vì thỏa thuận mua bán, chuyển nhượng nhà đất không được thực hiện: Các bên thỏa thuận rõ ràng việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, nhưng một bên không thực hiện, ví dụ: Bên mua không chuyển tiền đủ hoặc bên bán nâng giá.
9. Tranh chấp vì nhà đất liên quan đến người thứ ba: Việc mua bán, chuyển nhượng không tính đến bên thứ ba, như ngân hàng là người đang nhận thế chấp Sổ Đỏ, hoặc người đang thuê nhà đất, đang thực tế ở trên.
10. Các dạng tranh chấp khác.